Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào Việt nam sẽ chịu mức thuế suất thế nào? Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
>> Tham khảo: Tìm hiểu về tiếp thị liên kết TikTok và các hình thức Affiliate.
1. Nhập khẩu hàng hóa cần nộp những loại thuế nào?
Khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì người nhập khẩu phải chịu các loại thuế sau:
– Thuế nhập khẩu:
Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
– Thuế giá trị gia tăng: hàng hóa được nhập vào để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Mục đích là để tạo sự công bằng cho các hàng hóa được sản xuất, kinh doanh trong nước.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: người nhập khẩu hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu các hàng hóa nhập khấu thuộc các hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Thuế suất với hàng nhập khẩu
Căn cứ theo Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định như sau:
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
…
3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.”
>> Tham khảo: Hướng dẫn cách đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi tiết.
Như vậy, thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu quy định như sau:
– Thuế suất ưu đãi:
+ Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
– Thuế suất ưu đãi đặc biệt:
+ Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Thuế suất thông thường:
Áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định trên.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì các trường hợp hoàn thuế bao gồm như sau:
– Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
– Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
– Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
– Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
>> Tham khảo: Phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS5VNACCS.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi