Căn cứ theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý. Bài viết hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế TNDN theo quý chính xác nhất.
>> Tham khảo: Phân loại báo cáo kế toán quản trị.
1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Hàng quý, căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán tự tạm tính số tiền thuế TNCN phải nộp hàng quý. Đây là một nội dung quan trọng khi chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế doanh nghiệp. Nếu có phát sinh tiền thuế phải nộp thì Kế toán cần đi nộp tiền thuế TNDN của quý đó.
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ) trong kỳ tính thuế.
Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Theo đó, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đồng thời cũng là “người” nộp thuế.
Đối với thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế là doanh thu đã trừ đi chi phí kinh doanh hợp lý. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của DN, chỉ khi DN kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp thuế TNDN.
Thuế TNDN sử dụng thuế suất đồng nhất, mức thuế suất khác nhau có thể áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số lại thu nhập khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu chính thuế của mỗi nước.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Thuế giá trị gia tăng
Việc đầu tiên khi chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế doanh nghiệp, kế toán cần xác định doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp:
- Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên và đăng ký tự nguyện thì thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ thì kê khai theo phương pháp trực tiếp trừ trường hợp tự nguyện đăng ký kê khai theo phương pháp khấu trừ.
Nếu kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp nộp Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT.
Nếu kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp:
- Kê khai trực tiếp trên giá trị gia tăng: Nộp Tờ khai thuế GTGT theo Mẫu số 03/GTGT.
- Kê khai trực tiếp trên doanh thu: Nộp Tờ khai thuế GTGT theo Mẫu số 04/GTGT.
>> Tham khảo: Tuân thủ 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính.
3. Thuế thu nhập cá nhân
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế TNCN theo quý thì Mẫu tờ khai phải nộp là Tờ khai TNCN mẫu 05/KK-TNCN.
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật.
Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 113) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trong đó, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác trả cho cá nhân bao gồm:
– Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
Như vậy, thuế TNCN trong trường hợp này sẽ được tính như sau:
Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất 10%.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Tuy nhiên, đến ngày 1/7/2022, khi 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì chỉ một số trường hợp phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý: Mẫu BC26-AC.
Căn cứ theo Điều 27, Thông tư 39/2014/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng là ngày 20 của tháng tiếp theo. Đối với các doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý:
- Quý I: Thời hạn chậm nhất là ngày 30/4.
- Quý II: Thời hạn chậm nhất là ngày 30/7
- Quý III: Thời hạn chậm nhất là ngày 30/10.
- Quý IV: Thời hạn chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.
Lưu ý theo quy định:
- Doanh nghiệp đã thông báo phát hành hóa đơn hoặc mua hóa đơn của cơ quan thuế thì trong kỳ nếu không sử dụng vẫn phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng 0).
- Trường hợp doanh nghiệp chưa thông báo phát hành hóa đơn thì không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
>> Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Một số lưu ý khi lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN
Căn cứ vào quy định tại Khoản 5, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, nếu các doanh nghiệp phát hiện hồ sơ đã nộp mắc sai sót thì được phép khai thuế bổ sung.
Do đó, trong trường hợp này, nếu các doanh nghiệp đã nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN nhưng phát hiện có sai sót thì hoàn toàn có thể quyết toán lại và nộp tờ khai bổ sung.
Theo đó, việc lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN bổ sung phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:
– Tờ khai quyết toán thuế TNDN là tờ khai theo năm nên doanh nghiệp cần phải khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm.
– Ttrường hợp tờ khai chỉ mắc một số sai sót đơn giản, không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì doanh nghiệp chỉ cần khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm mà thôi.
– Đối với những trường hợp hồ sơ khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp thì doanh nghiệp phải khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại cả tiền nộp chậm (nếu có).
Theo quy định hiện hành thì thời hạn nộp bổ sung tờ khai điều chỉnh quyết toán thuế TNDN là bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc thời hạn nộp hồ sơ của lần khai thuế tiếp theo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nộp tờ khai bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở thuế mà doanh nghiệp trực thuộc.
>> Tham khảo: Thời hạn quyết toán thuế TNCN mới nhất.
Đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định sẽ xử lý thuế sau kiểm tra, thanh tra thì doanh nghiệp được kê khai bổ sung, điều chỉnh như sau:
– Nếu hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp còn sai sót không liên quan tới thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì doanh nghiệp được phép khai bổ sung, điều chỉnh. Đồng thời phải nộp tiền chậm nộp theo đúng quy định pháp luật.
– Nếu hồ sơ khai thuế đã nộp có sau sót liên quan tới thời kỳ đã thanh kiểm tra nhưng không liên quan tới phạm vi đã thanh kiểm tra thì doanh nghiệp được bổ sung, điều chỉnh tờ khai và phải nộp phạt tiền chậm nộp.
– Nếu hồ sơ khai thuế đã nộp có liên quan tới thời kỳ và phạm vi đã thanh kiểm tra và dẫn tới phát sinh tăng số thuế phải nộp hay giảm số thuế được hoàn/khấu trừ/đã nộp thừa thì doanh nghiệp được khai ổ sung, điều chỉnh theo đúng quy định.
Kết luận
Ngoài ra, mọi thắc mắc liên quan tới vấn đề mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi