
Doanh nghiệp kê khai thuế với hóa đơn đầu vào cần tuân thủ những quy định nào? Bài viết thực hiện bởi quanlytailieu hy vọng sẽ giải đáp những thắc mắc từ quý độc giả.
1. Khái niệm cơ bản
Hóa đơn đầu vào là một loại chứng từ dùng để chứng minh nghiệp vụ mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Hóa đơn đầu vào có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong kế toán và quản lý thuế của doanh nghiệp vì các lý do sau:
– Hóa đơn đầu vào là cơ sở để hạch toán các chi phí, giảm trừ thuế và quyết toán thuế với cơ quan thuế.
– Hóa đơn đầu vào giúp doanh nghiệp tính toán chi phí kinh doanh sản xuất, từ đó đưa ra các quyết định về giá bán, phân phối, quảng bá và truyền thông.
Vậy sau khi đã kê khai thuế, doanh nghiệp có được hủy hóa đơn đầu vào hay không?
Theo những quy định về lưu trữ hóa đơn điện tử, hóa đơn đầu vào đã kê khai thuế vẫn cần phải lưu trữ đủ thời gian theo quy định pháp luật là 10 năm. Ngoài ra, hóa đơn được lưu trữ phải được bảo đảm toàn vẹn và có thể truy xuất, in ra giấy khi được yêu cầu.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
Vậy, đối với hóa đơn đầu vào đã kê khai nhưng có sai sót, thì doanh nghiệp có được phép hủy bỏ hay không?
Theo Điều 9, Thông tư số 32/2011/TT-BTC, việc hủy hóa đơn điện tử được quy định như sau:
“Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Tóm lại, nếu hóa đơn đầu vào đã kê khai thuế nhưng xảy ra sai sót thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh không được phép hủy bỏ. Trường hợp làm trái quy định thì sẽ bị xử phạt theo hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
2. Quy định kê khai thuế với hóa đơn đầu vào
Quy định về thời hạn kê hóa đơn đầu vào của cơ sở kinh doanh được hướng dẫn mới, trong Khoản 8, Điều 14, Thông tư số 219/2013/TT- BTC, thay thế cho Thông tư số 06/2012/TT-BTC như sau:
- Khấu trừ, kê khai hóa đơn (thuế giá trị gia tăng) đầu vào phát sinh tại kỳ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt hóa đơn đã xuất dùng hay còn lại trong kho.
- Nếu cơ sở kinh doanh phát hiện có sai sót trong số thuế giá trị gia tăng đã khê khai, khấu trừ thì được kê khai, bổ sung trước khi cơ quan thuế/ cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế.
Tuy nhiên, thời hạn kê hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp được nới lỏng khi Quốc hội ban hành Luật Quản lý thuế năm 2019. Cụ thể, tại Khoản 1, Điều 47, Luật Quản lý thuế 2019, thời hại sửa hóa đơn đầu vào đã kê khai (hồ sơ khai thuế) như sau:
- Nếu người nộp thuế nhận thấy có sai sót trong hồ sơ khai thuế đã nộp thì được phép khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm.
- Thời gian điều chỉnh tính từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế đã có sai sót. Nhưng với điều kiện là nộp hồ sơ khai điều chỉnh trước khi cơ quan thuế/ cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra trụ sở doanh nghiệp.
Cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này (ngoại trừ trừ các trường hợp không bị không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được quy định tại Khoản 3 & 4, Điều 142 của Luật này).
>> Tham khảo: Hướng dẫn ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
Đối với hóa đơn đầu vào vào có giá trị từ 20 triệu trở lên, điều kiện bắt buộc là phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán thì mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Trong đó:
– Đối với hóa đơn thanh toán nhiều lần:
Tất cả các lần thanh toán đều phải thực hiện qua chuyển khoản ngân hàng, bao gồm cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho giao dịch mua bán.
Nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ tiền mua hàng thì cần yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc, chuyển tiền cọc qua ngân hàng. Nếu không thì khoản tiền cọc đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
– Đối với hóa đơn mua cùng một ngày:
Nếu mua hàng trong cùng một ngày của cùng một đơn vị với tổng tiền mua là từ 20 triệu trở lên nhưng chia nhỏ thành nhiều hóa đơn giá trị gia tăng dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng.
Vì vậy, khi thanh toán bằng tiền mặt, kế toán cần rà soát các hóa đơn cùng một ngày của đơn vị để tránh trường hợp tổng số tiền mua hàng từ 20 triệu trở lên.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn; Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Đối với hóa đơn chuyển tiền qua ngân hàng:
Khi chuyển tiền qua ngân hàng để thanh toán cho các hóa đơn từ 20 triệu trở lên phải sử dụng tài khoản ngân hàng mang tên công ty để chuyển sang tài khoản ngân hàng mang tên của nhà cung cấp. Nếu kế toán sử dụng tài khoản không phải mang tên công ty người bán hoặc người mua trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi