Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu trong quá trình hoạt động có cần lập báo cáo tài chính không? Bài viết được thực hiện bởi quanlytailieu, hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc từ quý độc giả.
>> Tham khảo: Nhóm đối tượng được sử dụng miễn phí hóa đơn điện tử có mã.
1. Báo cáo tài chính đóng vai trò thế nào?
Báo cáo tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đây là nguồn thông tin thiết yếu cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối với doanh nghiệp
- Báo cáo tài chính giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đưa ra quyết định chiến lược hợp lý, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và điều chỉnh phương án khi cần thiết.
- Báo cáo tài chính cũng là công cụ quan trọng để thu hút nguồn vốn đầu tư, huy động vốn vay từ ngân hàng và xây dựng uy tín với các đối tác kinh doanh.
- Ngoài ra, báo cáo tài chính còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật về công khai thông tin và quản lý tài chính.
Đối với nhà đầu tư:
- Báo cáo tài chính là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá tiềm năng và rủi ro của doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
- Thông qua báo cáo tài chính, nhà đầu tư có thể so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau cùng ngành và lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính của mình.
- Báo cáo tài chính cũng giúp nhà đầu tư theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau khi đã đầu tư và đưa ra quyết định điều chỉnh danh mục đầu tư khi cần thiết.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Quy định BCTC không phát sinh doanh thu
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, của Thông tư 156/2013/TT-BTC, trong trường hợp không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế, doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế đúng thời hạn quy định.
Doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính nếu đã chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC và các trường hợp tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 của Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
– Các khoản vốn góp (doanh nghiệp mới thành lập) hạch toán: Nợ TK 111, 112 / Có TK 411.
Lưu ý: Thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
>> Tham khảo: Những điều cần biết về thuế GTGT dịch vụ y tế.
– Ghi nhận thuế môn bài: Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng được miễn lệ phí môn bài thì phải khai và nộp lệ phí môn bài.
- Hạch toán khoản thuế môn bài phải nộp: Nợ TK 642 / Có TK 3339;
- Hạch toán thanh toán tiền thuế môn bài: Nợ TK 3339 / Có TK 111, 112.
– Nếu doanh nghiệp có mở tài khoản công ty:
- Các khoản phí duy trì tài khoản hạch toán: Nợ TK 642 / Có TK 112;
- Các khoản lãi tiền gửi ngân hàng hạch toán: Nợ TK 112 / Có TK 515.
– Các khoản chi phí khi thành lập: mua chữ ký số, hóa đơn điện tử, phí tư vấn thành lập… hạch toán: Nợ TK 642 / Có TK 111, 112.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Ngoài ra, các nguyên tắc lập báo cáo tài chính được quy định tại Điều 102, Thông tư 200/2014/TT-BTC:
– Việc lập, trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ theo các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc nắm được chính xác thực trạng tình hình tài chính doanh nghiệp.
– Báo cáo tài chính phải phản ánh khách quan, chính xác bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
– Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
– Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày theo hình thức ngắn hạn và dài hạn; Trong từng hình thức, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
- Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không vượt quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn.
- Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.
- Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện việc tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn.
>> Tham khảo: Tổng hợp quy định về FAK trong xuất nhập khẩu.
– Trình bày riêng biệt Tài sản và nợ phải trả. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả nếu liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.
– Trình bày các khoản mục doanh thu, thu nhập theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ đảm bảo phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo.
– Khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc, phải loại trừ số dư các khoản mục nội bộ của Bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
Kết luận
Ngoài ra, mọi thắc mắc liên quan tới vấn đề mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi