Bài viết hướng dẫn xuất hóa đơn đúng thời điểm với trường hợp giao hàng nhiều lần theo quy định mới nhất. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung hữu ích đối với quý độc giả.
1. Quy định thời điểm xuất hóa đơn
Đối với trường hợp này, thời điểm xuất hóa đơn đúng pháp luật sẽ được quy định như sau:
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
>> Có thể bạn quan tâm: Tính thuế thu nhập cá nhân với cá nhân cư trú.
Tại Điều 4, Thông tư 68/2019/TT-BTC, thời điểm xuất hóa đơn điện tử hợp pháp được quy định như sau:
– Đối với những trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần, bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ, thời điểm lập xuất hóa đơn đúng pháp luật phải tuân theo quy định dưới đây:
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa phải là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với việc bán dầu thô, condensate, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến thì thời điểm xuất hóa đơn là phải là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Riêng với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì bắt buộc phải lập hóa đơn lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ tương ứng với mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao.
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt khác thì thời điểm lập hóa đơn đã được Bộ Tài chính quy định rõ ràng và chi tiết trong Khoản 2, Điều 4, Thông tư 68/2019/TT-BTC.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Một số lưu ý về quy định với hóa đơn
Nội dung chủ yếu của Thông tư 88/2020/TT-BTC là sửa đổi, bổ sung Điều 26, Thông tư số 68/2019/TT-BTC (hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) đã ban hành từ ngày 30/09/2019.
Trước đây, tại Khoản 2, Điều 26, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định 07 văn bản pháp luật sau chỉ còn hiệu lực thi hành đến ngày 31/10/2020: Thông tư số 32/2011/TT-BTC; Thông tư số 191/2010/TT-BTC; Thông tư số 39/2014/TT-BTC; Quyết định số 1209/QĐ-BTC; Quyết định số 526/QĐ-BTC; Quyết định số 2660/QĐ-BTC; Thông tư số 37/2017/TT-BTC.
Tuy nhiên, nhằm thực hiện tốt nội dung Nghị định mới ban hành số 123/2020/NĐ-CP (ngày 19/10/2020) quy định về hóa đơn, chứng từ; đồng thời hỗ trợ người dùng, doanh nghiệp chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi hơn, Bộ Tài chính đã cho ban hành Thông tư số 88/2020/TT-BTC, ngày 30/10/2020. Nội dung chính của Thông tư này là sửa đổi, bổ sung Điều 26, Thông tư số 68/2019/TT-BTC.
>> Tham khảo: Hướng dẫn làm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân tự quyết toán thuế.
Theo đó Khoản 1, Điều 1, Thông tư 88/2020/TT-BTC đã quy định tiếp tục duy trì hiệu lực thi hành của 07 văn bản pháp luật về hóa đơn được quy định tại Khoản 2, Điều 26, Thông tư 68/2019/TT-BTC đến hết ngày 30/06/2022. Cụ thể:
– Thông tư số 32/2011/TT-BTC, ban hành ngày 14/03/2011, hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Thông tư số 191/2010/TT-BTC, ban hành ngày 01/12/2010, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hoá đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô.
– Thông tư số 39/2014/TT-BTC, ban hành ngày 31/03/2014, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Quyết định số 1209/QĐ-BTC, ban hành ngày 23/06/2015, quy định về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
– Quyết định số 526/QĐ-BTC, ban hành ngày 16/04/2018, quy định về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
– Quyết định số 2660/QĐ-BTC, ban hành ngày 14/12/2016, quy định về việc gia hạn thời gian thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23/06/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
– Thông tư số 37/2017/TT-BTC, ban hành ngày 27/04/2017, sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Tại Khoản 1, Điều 2 của Thông tư số 88/2020/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định: Thông tư này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2020.
Ngoài ra, tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư số 88/2020/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng quy định các đơn vị kinh doanh nếu có bất cứ vướng mắc, đề nghị nào thì có thể phản ánh lên Bộ Tài chính để được giải quyết.
Quy định này cho thấy sự tạo điều kiện tối đa của Bộ tài chính và các cơ quan ban hành trong hỗ trợ các đơn vị kinh doanh sớm thực hiện hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử một cách dễ dàng nhất.
Kết luận
Để nhận tư vấn về hóa đơn điện tử và phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi