Hóa đơn điện tử được khuyến khích sớm sử dụng. Bài viết tổng hợp những lợi ích của hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích đối với quý độc giả.
1. Những lợi ích của hóa đơn điện tử
Trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP mới được ban hành, bên cạnh việc thay đổi thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, quy định chung về hóa đơn, chứng từ, Chính Phủ đã nhấn mạnh chủ trương: Khuyến khích các đơn vị kinh doanh đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin nhanh chóng chuyển đổi, áp dụng hóa đơn điện tử trước thời hạn quy định càng sớm càng tốt.
Bởi, việc nhanh chóng áp dụng hóa đơn điện tử không những giúp các đơn vị kinh doanh sớm hoàn thành lộ trình chuyển đổi hóa đơn số, đảm bảo tính hợp pháp cho hóa đơn mà còn giúp gia tăng nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp:
– Tiết kiệm đến 90% chi phí so với hóa đơn giấy;
– Cắt giảm quy trình in ấn hóa đơn, tiết kiệm thời gian lập xuất hóa đơn;
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
– Giảm thiểu rủi ro trong việc lưu trữ hóa đơn: mất, cháy, hỏng hóa đơn,…;
– Tiết kiệm tối đa chi phí lưu trữ hoá đơn;
– Tiết kiệm thời gian, công sức trong việc quản lý và tìm kiếm hóa đơn;
– Dễ dàng điều chỉnh, xử lý, hủy hóa đơn sai sót;
– Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu;
– Nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 1 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định về lưu trữ hóa đơn điện tử hợp pháp như sau:
– Bên bán và mua hàng, có sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử để ghi sổ kế toán, lập các báo cáo tài chính thì cần phải tiến hành lưu trữ hóa đơn điện tử theo đúng thời hạn quy định của Luật kế toán. Với các trường hợp hóa đơn điện tử được khởi tạo từ hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử thì các tổ chức trung gian phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn điện tử theo đúng thời hạn quy định của Luật kế toán.
>> Tham khảo: Những điều cần biết về bản thể hiện của hóa đơn điện tử.
– Với trường hợp bên bán hay bên mua là đơn vị kế toán thì tổ chức trung gian cần cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử cần phải có trách nhiệm lưu trữ, sao lưu dữ liệu HĐĐT ra các vật mang tin như: bút nhớ (đĩa flash USB), đĩa CD và DVD, đĩa cứng gắn ngoài, đĩa cứng gắn trong,… hoặc tiến hành sao lưu trực tuyến để có thể bảo vệ dữ liệu của hóa đơn điện tử.
Tại Khoản 2, Điều 1 của Thông tư 32/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng quy định thêm về việc lưu trữ hóa đơn điện tử đã lập dưới dạng thông điệp dữ liệu thì cần phải thoả mãn các điều kiện sau:
– Người dùng phải truy cập và xem được nội dung của hóa đơn điện tử nhằm tham chiếu những khi cần thiết.
– Nội dung của hóa đơn điện tử cần được lưu trữ trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi đi hay nhận về, hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện nội dung hóa đơn điện tử đó một cách chính xác nhất.
– Hóa đơn điện tử phải được lưu trữ theo một cách thức nhất định, cho phép người dùng xác định được nguồn gốc khởi tạo, nơi đến và ngày giờ gửi/nhận hóa đơn điện tử.
Như vậy, với các quy định nêu trên của Bộ Tài chính về vấn đề lưu trữ hóa đơn điện tử thì các HĐĐT sau khi được xuất phải được lưu trữ thông thường khoảng 10 năm để đảm bảo tính hợp pháp theo quy định của Luật Kế toán.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, các đơn vị kinh doanh tiến hành theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
Các đối tượng kinh doanh được phép sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế sẽ truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.
Bước 2: Khai và nộp Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử
Thực tế, doanh nghiệp có thể khai và nộp tờ khai đăng ký sử dụng HĐĐT theo 02 cách:
- Cách 1: Khai tờ khai trên phần mềm HTKK rồi nộp trên Cổng thông tin của Tổng cục Thuế;
- Cách 2: Khai và nộp tờ khai trực tiếp trên Cổng thông tin của Tổng cục Thuế.
Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử hiện được áp dụng theo đúng Mẫu số 1: Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử, được ban hành kèm theo Phụ lục của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
>> Tham khảo: Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN cho người lao động nước ngoài.
Bước 3: Chờ thông báo của Tổng cục Thuế
Theo quy định, sau khi các đơn vị kinh doanh đã gửi Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế thì cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm gửi lại phản hồi xác nhận chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký này.
Cụ thể, cơ quan thuế sẽ gửi lại Thông báo theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho các đơn vị kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Thông báo sẽ được gửi trong khoảng 01 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được đăng ký sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh.
Tới đây, khi đã nhận được thông báo chấp nhận từ cơ quan thuế, quy trình đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã được coi là hoàn tất và thành công.
Kết luận
Mọi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi