
Thương mại điện tử hiện đang được phát triển ở nhiều quốc gia vì những lợi ích thiết thực mà nó đem lại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và công tác quản lý kinh tế từ chính phủ.
1. Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-com hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.
Các giải pháp thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.
Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại.
2. Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử
Theo điều 5 về luật giao dịch điện tử, nguyên tắc tiến hành giao dịch trên môi trường điện tử gồm có:
- Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
- Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
- Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
- Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 của Luật này.
3. Lợi ích khi tiến hành giao dịch điện tử đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, việc tiến hành giao dịch điện tử sẽ đem đến những lợi ích không nhỏ, có thể kể đến như:
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.
- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.
- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn.
- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon. com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.
- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
4. Người tiêu dùng hưởng lợi như thế nào khi tiến hành giao dịch điện tử
Đối với người tiêu dùng, các giao dịch điện tử là giải pháp giúp:
- Tiết kiệm thời gian đi lại, di chuyển. Từ đó giảm hao phí xã hội.
- Thuận tiện trong việc mua sắm, tìm kiếm thông tin.
- Lựa chọn phong phú hơn.
5. Thương mại điện tử đem lại lợi gì thế nào cho công tác quản lý nền kinh tế
Do các hoạt động thương mại được tiến hành trên môi trường điện tử nên có thể dễ dàng thống kê, tra cứu và kiểm tra các hoạt động thương mại của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc phát triển thương mại điện tử bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế đạt đến một bước đột phá, tiết kiệm tài nguyên cho xã hội mà còn giúp cơ quan quản lý dễ dàng điều tiết nền kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý và tránh thất thoát thuế.
6. Hóa đơn điện tử góp phần thúc đẩy thương mại điện tử như thế nào?

Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.
Với sự ra đời của hóa đơn điện tử, các giao dịch trên môi trường số có thể diễn ra thuận lợi hơn và tiết kiệm hơn rất nhiều so với hóa đơn giấy.
Ngay sau giao dịch, doanh nghiệp có thể gửi hóa đơn cho khách hàng qua những hình thức đa dạng như email, SMS… hoặc tiến hành tra cứu trên các trang web của nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Chính vì thế, các doanh nghiệp nên sớm chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử để nhanh chóng nắm bắt sự phát triển của lĩnh vực này.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử miễn phí, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi