Bài viết giải đáp về quy định một số trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế TNCN. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Thuế TNCN là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập. Sau đó đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.
Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định. Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.
Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Cá nhân cư trú tại Việt Nam chịu thuế thu nhập cá nhân là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam không phân biệt nơi trả thu nhập; Cá nhân không cư trú tại Việt Nam chịu thuế thu nhập cá nhân là khoản phát sinh tại Việt Nam không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Các loại thu nhập được miễn thuế bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (giữa những người thân thích trong gia đình, ví dụ như cha mẹ với con,..);
- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (giữa những người thân thích trong gia đình, ví dụ như cha mẹ với con,..);
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất;
- Thu nhập của cá nhân, hộ gia đình trực tiếp làm muối, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường;
- Thu nhập từ lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng;
- Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp được Nhà nước giao để sản xuất của cá nhân, hộ gia đình;
- Thu nhập từ kiều hối;
- Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận;
- Tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng;
- Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả;
- Thu nhập từ học bổng;
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập tiền bồi thường tai nạn lao động, từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
>> Tham khảo: Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài về nước.
2. Quy định về trường hợp không cần nộp hồ sơ khai thuế TNCN
Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, có 5 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế, bao gồm:
- Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.
- Cá nhân thuộc diện có thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân theo Điểm b, Khoản 2, Điều 79, Luật Quản lý thuế.
- Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu.
- Người nộp thuế đang trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo Điều 4 của Nghị định này.
- Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Khoản 4, Điều 44, Luật Quản lý thuế.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Theo Điểm 6.3, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì cá nhân có số thuế phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo thì trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế, trừ các trường hợp:
- Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau kỳ quyết toán năm từ 50.000 đồng trở xuống.
- Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế tạm nộp, không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này (mới).
Theo Điểm b, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của 3 Quý đầu năm không được thấp hơn 75% tổng số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán thuế năm.
Nếu số thuế tạm nộp của 3 Quý đầu năm bị thiếu, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm tiền nộp chậm tính trên số thuế nộp thiếu. Thời gian bắt đầu tính nộp chậm từ ngày kế tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Quý 3 đến này nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Kết luận
Ngoài ra, quý độc giả có nhu cầu được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi