Những điều bạn cần biết về bản thể hiện của hóa đơn điện tử trong bài viết sau đây. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Hóa đơn là gì?
Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC nội dung của hóa đơn điện tử gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua;
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại nếu có.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được quy định như sau:
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Tại Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ đã khẳng định một số quy định trong các Thông tư, Nghị định đã ban hành trước đó sẽ bị bãi bỏ. Cụ thể:
“2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.”
“3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.”
“4. Bãi bỏ khoản 12 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.”
>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
Ngoài ra, từ ngày 01/07/2022, khi mà Nghị định mới này có hiệu lực thi hành thì một số điều khoản, văn bản pháp luật sau sẽ hết hiệu lực:
- Khoản 12, Điều 5, Nghị định số 12/2015/NĐ-CP;
- Nghị định số 51/2010/NĐ-CP;
- Nghị định số 04/2014/NĐ-CP;
- Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Riêng Khoản 2 và Khoản 4, Điều 35, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực từ ngày 01/11/2020.
2. Khái niệm bản thể hiện của hóa đơn điện tử
Hiện nay, bản thể hiện hóa đơn điện tử được hiểu là bản hiển thị toàn bộ các nội dung và hình thức của hóa đơn điện tử gốc.
Bởi thực tế, định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML. Do đó, người dùng cần tới bản thể hiện hóa đơn điện tử để dễ dàng xem được nội dung của hóa đơn điện tử.
Tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định định dạng hóa đơn điện tử sau: “Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “eXtensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).”
Tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 68/2019/TT-BTC, Bộ Tài chính khẳng định: “Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư này.”
Theo quy định pháp luật, thành phần hóa đơn điện tử sẽ bao gồm: Thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ của hóa đơn điện tử; thành phần chứa dữ liệu chữ ký số; thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã của cơ quan thuế (thành phần thứ ba này chỉ áp dụng với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Hiện tại, để xem nội dung của hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có thể xem bằng định dạng PDF, HTML, hoặc bằng một số định dạng khác. Các định dạng này đều là bản thể hiện của HĐĐT. Ngoài ra, hóa đơn điện tử được in ra bản giấy cũng chính là một bản thể hiện của hóa đơn điện tử.
>> Tham khảo: Điều kiện đảm bảo hóa đơn điện tử hợp lệ.
3. Có cần đóng dấu trên bản thể hiện của hóa đơn điện tử không?
Theo quy định hiện hành, nội dung của bản thể hiện HĐĐT phải phản ánh đầy đủ nội dung của HĐĐT bản gốc. Điều này đồng nghĩa rằng, bản thể hiện HĐĐT cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu thức nội dụng đối với một bản HĐĐT gốc, bao gồm:
– Tổng số tiền phải thanh toán.
– Chữ ký số và chữ ký điện tử của bên bán.
– Chữ ký số, chữ ký điện tử của bên mua (nếu có).
– Thời điểm cần lập hóa đơn điện tử.
– Mã của cơ quan thuế đối với các hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
– Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước hay nội dung khác liên quan (nếu có).
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn và số hóa đơn.
– Tên, địa chỉ và mã số thuế của người bán.
– Tên, địa chỉ và mã số thuế của bên mua (nếu bên mua có mã số thuế).
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa và dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT hay tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT trong trường hợp là hóa đơn GTGT.
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn và số hóa đơn.
– Chữ viết, chữ số hay đồng tiền được thể hiện trên hóa đơn điện tử.
Như vậy, căn cứ vào các tiêu thức nội dung trên thì bản thể hiện HĐĐT hoàn toàn không bị quy định phải có đóng dấu.
Bên cạnh đó, bản thể hiện của hóa đơn điện tử chỉ có giá trị lưu trữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán và giao dịch điện tử. Nên dù bản thể hiện HĐĐT tồn tại ở dạng hóa đơn giấy thì cũng ko cần đóng dấu.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi