Khi sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp có phải kê khai thuế như với hóa đơn giấy không? Hóa đơn điện tử đã kê khai thuế có thể thu hồi được không? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
1. Hóa đơn điện tử là gì? Quy định về kê khai thuế với hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.
Hóa đơn điện tử là hình thức thay thế cho hóa đơn giấy, mang đầy đủ chức năng của hóa đơn. Hơn thế, nhờ được ứng dụng công nghệ hiện đại nên loại hình hóa đơn số này giúp cho việc quản lý hóa đơn chứng từ được đơn giản và nhanh chóng hơn. Do đó, hóa đơn điện tử cũng chính là chứng từ kế toán dùng để kê khai thuế.
Tương tự như hóa đơn giấy, khi tiến hành kê khai thuế, doanh nghiệp cần phải xác định xem đơn vị mình thuộc trường hợp kê khai thuế theo tháng, quý hay năm để tiến hành cho chính xác.
Theo đó, các doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống hay đơn vị bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành kê khai thuế theo quý. Còn các đơn vị kinh doanh có tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề là trên 50 tỷ đồng thì tiến hành kê khai theo tháng.
>> Tham khảo: Hộ kinh doanh quyết toán thuế thế nào?
2. Các bước thu hồi hóa đơn điện tử
Tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định cách thức xử lý thu hồi hóa đơn đã lập như sau:
– Đối với các hóa đơn đã lập, chưa giao cho bên mua, nếu phát hiện sai sót thì bên bán chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã lập sai;
– Đối với các hóa đơn đã lập, đã giao cho bên mua, nếu phát hiện sai sót hoặc bên mua hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, thì bên bán phải kết hợp với bên mua lập biên bản thu hồi, tiến hành thu hồi các liên của hóa đơn đã lập. Trường hợp này, biên bản thu hồi khi lập phải thể hiện rõ nội dung đã lập sai hoặc lý do trả hàng, đòi lại hàng hóa, dịch vụ, đồng thời thỏa thuận chi tiết cách bồi thường (nếu có).
Tại Thông tư 39/2014/TT-BTC với nội dung hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính Phủ, Bộ Tài chính đã quy định chi tiết hơn về cách xử lý với hóa đơn đã lập. Cụ thể:
– Đối với các hóa đơn đã lập, đã giao cho bên mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hai bên bán mua đã kê khai thuế, nếu sau đó phát hiện sai sót thì hai bên bán và mua phải cùng xử lý sai sót.
– Cách xử lý: Hai bên bán và mua cùng tiến hành lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót mắc phải; bên bán tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh sai sót; hai bên bán và mua tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào,… dựa trên hóa đơn điều chỉnh đã lập.
– Nội dung của hóa đơn điều chỉnh cần ghi rõ sai sót, điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Tại Điều 9, Thông tư số 32/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính có hướng dẫn cách xử lý với hóa đơn điện tử đã lập như sau:
– Nếu hóa đơn điện tử đã lập, đã gửi cho bên mua, đã giao hàng hóa và cung ứng dịch vụ, hai bên bán mua đã kê khai thuế và sau đó phát hiện sau sót thì khi này, hai bên bán mua đều phải kết hợp để xử lý sai sót.
– Cách xử lý: Bên bán và bên mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của hai bên, ghi rõ sai sót; bên bán tiến hành điều lập hóa đơn điều chỉnh sai sót; hai bên bán mua phải căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để tiến hành kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
– Nội dung hóa đơn điện tử điều chỉnh phải ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số…, ký hiệu…
Như vậy, căn cứ vào các quy định trong, cách thức xử lý khi tiến hành thu hồi hóa đơn đã kê khai mắc sai sót được tiến hành như sau:
– Nếu là hóa đơn giấy phải xử lý thu hồi theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC, cụ thể theo 03 bước sau:
- Bước 1: Hai bên bán và mua cùng tiến hành lập biên bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót mắc phải;
- Bước 2: Bên bán tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh sai sót;
- Bước 3: Hai bên bán và mua tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào,… dựa trên hóa đơn điều chỉnh đã lập.
>> Tham khảo: Quản lý hóa đơn điện tử toàn diện với app Einvoice.
– Nếu là hóa đơn điện tử phải xử lý thu hồi theo quy định của Thông tư số 32/2011/TT-BTC, cụ thể theo 03 bước sau:
- Bước 1: Bên bán và bên mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của hai bên, ghi rõ sai sót;
- Bước 2: Bên bán tiến hành điều lập hóa đơn điều chỉnh sai sót;
- Bước 3: Hai bên bán mua phải căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để tiến hành kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.
Lưu ý rằng, hóa đơn điều chỉnh dù ở dạng giấy hay điện tử thì đều không được ghi số âm (-).
Kết luận
Như vật, bài viết đã hướng dẫn độc giả cách thu hồi hóa đơn điện tử đã kê khai thuế theo các quy định hiện hành.
Để được tư vấn về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice miễn phí, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi