Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính. Vậy khi kê khai thuế với hóa đơn điện tử có gì khác biệt so với hóa đơn giấy?
1. Sự khác biệt khi kê khai thuế giữa hai loại hóa đơn
So với việc kê khai thuế bằng hóa đơn giấy, quy trình kê khai với hóa đơn điện tử cũng được thực hiện tương tự, song cách thức thực hiện thì đơn giản, nhanh chóng hơn rất nhiều.
Trước tiên, khi áp dụng kê khai với hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp chỉ cần kê khai các hóa đơn đã thu mua theo đúng như danh mục thuế suất vào tờ GTGT rồi gửi tới cơ quan thuế. Tuy nhiên thay vì phải gửi chuyển phát hay đến tận cơ quan thuế trực thuộc để nộp như, các doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng phương thức điện tử, khai và nộp ngay trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế.
Tiếp theo, các doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì còn được bỏ qua bước kê khai hóa đơn điện tử bán ra. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần kê khai hóa đơn điện tử đã mua vào mà thôi.
Như vậy, nhờ áp dụng công nghệ hóa đơn điện tử hiện đại, việc kê khai thuế của các doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm hơn rất nhiều.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Khấu trừ thuế với hóa đơn điện tử
Các hóa đơn điện tử sử dụng để kê khai thuế sẽ chỉ được áp dụng khấu trừ khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật về khấu trừ hóa đơn.
Điều kiện áp dụng khấu trừ thuế khi kê khai hóa đơn điện tử đã được Bộ Tài chính quy định rất rõ tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo đó, mọi khoản chi của doanh nghiệp sẽ được áp dụng khấu trừ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
– Là khoản chi có đầy đủ hoá đơn và chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
– Với những khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) thì khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán đầy đủ và không dùng tiền mặt. Theo đó, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
>> Tham khảo: Quyết toán thuế chi nhánh phụ thuộc.
3. Kê khai thuế với hóa đơn chuyển đổi
Các hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử chỉ cần đảm bảo tính hợp pháp thì đều có thể dùng phục vụ cho mục đích kê khai thuế.
Bởi, theo đúng quy định hiện hành thì hóa đơn chuyển đổi khi đáp ứng đầy đủ các tiêu thức hóa đơn và quy định chuyển đổi thì đều được công nhận tính pháp lý:
– Hóa đơn chuyển đổi phải phản ánh đầy đủ thông tin của hóa đơn điện tử gốc.
– Hóa đơn chuyển đổi cần có ký hiệu riêng, ghi rõ dòng chữ: “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”.
– Hóa đơn chuyển đổi phải có đủ chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản nêu trên thì hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sẽ được phép sử dụng để kê khai thuế GTGT.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi