Thị trường chứng khoán trong thời gian vài năm trở lại đây đã tăng trưởng cực kì ấn tượng. Chính vì thế, nhiều cá nhân có thu nhập từ cổ tức được chia thắc mắc về thuế TNCN. Bài viết giải đáp thắc mắc trên từ quý độc giả theo quy định hiện hành.
1. Tính thuế TNCN từ cổ tức thế nào?
Theo Khoản 4, Điều 10, Thông tư 111/2013/TT-BTC, cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
Trong đó, thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đầu tư vốn chính là thời điểm mà tổ chức, cá nhân thực hiện chi trả thu nhập cho người nộp thuế. Mặt khác, theo Điểm d, Khoản 5, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
“Tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán; cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn; cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán. Thời điểm khai thuế thay và nộp thuế thay được thực hiện khi cá nhân phát sinh chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn, rút vốn.”
>> Tham khảo: Phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice đáp ứng quy chuẩn theo Thông tư mới.
Theo các quy định trên, đối tượng nhận cổ tức bằng chứng khoán thì tổ chức sẽ là người khai và nộp thuế thay.
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, theo Điểm b, Khoản 3, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần…”
Như vậy, nhà đầu tư nhận cổ tức phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Thời hạn kê khai thuế TNCN được quy định thế nào?
Để khai thuế TNCN đối với thu nhập nhận từ cổ tức bằng cổ phiếu, lợi tức ghi tăng vốn, người nộp thuế cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: Tờ khai mẫu số 24/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.
Về thời hạn nộp hồ sơ, người nộp thuế cần lưu ý:
- Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhận cổ tức bằng cổ phiếu và lợi tức ghi tăng vốn: chậm nhất trong 10 ngày kể từ ngày chuyển nhượng cổ phiếu, chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp phát hành chứng khoán hoặc quản lý đối với doanh nghiệp góp vốn.
Theo quy định tại Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN, mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế đã được nâng từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế TNCN. Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn các mức nêu trên (17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng) thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân. Cụ thể:
Trường hợp cá nhân có 1 người phụ thuộc, cách tính như sau:
– Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế TNCN vì: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng (17 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu đồng (11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc), tổng cộng là 17,2 triệu đồng. Do đó không phải nộp thuế TNCN.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Nếu thu nhập 18 triệu, trừ 10,5% bảo hiểm là 1,89 triệu, mức giảm trừ gia cảnh là 15,4 triệu, thì phải nộp thuế là (18 triệu – 1, 89 triệu – 15,4 triệu) x 5% = 35 nghìn đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,19% tổng thu nhập của cá nhân).
Do đó một cá nhân có thu nhập 18 triệu đồng/tháng thì cũng chỉ nộp thuế 35 nghìn đồng/tháng. Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn (hoặc không phải nộp). Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: tổng thu nhập 18 triệu đồng – thuế TNCN (35 nghìn đồng), còn lại 17 triệu 9 trăm 65 nghìn đồng.
Trường hợp cá nhân có 2 người phụ thuộc, cách tính như sau:
– Nếu một người có thu nhập tiền lương, tiền công 22 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế TNCN vì: Bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 2,31 triệu đồng (22 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh là 19,8 triệu đồng (02 người phụ thuộc), tổng cộng là 22,1 triệu đồng. Do đó không phải nộp thuế TNCN.
– Nếu thu nhập từ 23 triệu đồng/tháng thì sau khi nộp bảo hiểm bắt buộc và giảm trừ gia cảnh, chỉ nộp thuế TNCN là 39 nghìn 500 đồng/tháng (số tiền thuế rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,17% tổng thu nhập của cá nhân).
>> Tham khảo: 39 chuẩn mực kiểm toán quan trọng.
– Nếu thu nhập 30 triệu đồng/tháng, nộp bảo hiểm bắt buộc là 3,13 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho 2 người (giảm trừ 19,8 triệu đồng), do vậy thu nhập tính thuế là 30 – 3,13 – 19,8 = 7,07 triệu đồng/tháng. Mức thuế sẽ nộp là: Bậc 1 (5 triệu đồng x 5%) là 250 nghìn đồng, bậc 2 [(7,07 – 5) x 10%] làm tròn là 210 nghìn đồng. Tổng tiền thuế phải nộp là 460 nghìn đồng/tháng.
Do đó một cá nhân có thu nhập 30 triệu đồng/tháng thì cũng chỉ nộp thuế 460 nghìn đồng/tháng (tỷ lệ thuế TNCN trên tổng thu nhập khoảng 1,53%). Trường hợp có các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ trước khi tính thuế nữa thì số thuế phải nộp còn thấp hơn. Thu nhập sau khi nộp thuế là thu nhập được chi tiêu: 30 triệu đồng – nộp thuế TNCN (460 nghìn đồng) = 29 triệu 540 nghìn đồng (chứ không phải chỉ được chi tiêu 11 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc).
Kết luận
Ngoài ra, để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi