Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt. Đối với hàng hóa thuộc diện cho, biếu tặng không thu tiền của khách hàng thì tính thuế thế nào? Thắc mắc trên từ quý độc giả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
1. Thuế với hàng hóa biếu tặng không thu tiền
Tại Khoản 3, Điều 7, Thông tư 219/2012/TT-BTC đã hướng dẫn về cách tính thuế đối với các hàng hóa cho, biếu, tặng. Theo đó, loại hàng hóa này sẽ có giá tính thuế tương đương với hàng hóa, dịch vụ cùng loại, tại thời điểm phát sinh hoạt động này.
Ngoài ra, liên quan tới quy định tính thuế đối với hàng hóa cho, biếu, tặng, tại Công văn số 11505/CT-TTHT, Cục thuế TP Hà Nội đã quy định như sau:
– Đối với trường hợp các công ty có phát sinh hoạt động mua hàng hóa nhằm mục đích cho, biếu, tặng khách hàng thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn, kê khai, tính và nộp thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng. Hóa đơn khi xuất bản đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 3, Thông tư số 26/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 27/02/2016. Giá tính thuế GTGT được xác định theo đúng giá bán tại cửa hàng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động cho, biếu, tặng.
– Việc tính thuế đối với hóa đơn GTGT đầu vào của hàng hóa cho, biếu, tặng phải tuân thủ quy định dưới đây:
- Trường hợp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và đáp ứng đúng điều kiện tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- Trường hợp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào. Quy định này được ban hành tại Khoản 7, Điều 14. Mục I của Thông tư 219/2013/TT-BTC.
– Quy định mức thuế suất GTGT đối với bó/lẵng hoa tươi sẽ là 10%. Quy định này được ban hành tại Điều 11, Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
>> Tham khảo: Quy định về kê khai và nộp thuế TNCN.
2. Hàng hóa có giá trị lớn hơn 200.000 VNĐ
Đối với các hàng hóa cho, biếu, tặng có trị giá từ 200.000 đồng trở lên thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn riêng cho từng người, từng khách hàng được tặng.
Trường hợp người được tặng không lấy hóa đơn thì doanh nghiệp phải lập chung một hóa đơn cho các quà cho, biếu, tặng vào cuối ngày.
Ngoài ra, đối với các hàng hóa cho, biếu, tặng có giá trị dưới 200.000 đồng thì các doanh nghiệp sẽ lập chung vào một hóa đơn, có kèm theo bảng kê danh sách người nhận quà vào mỗi cuối ngày.
Những quy định này đã được Tổng cục Thuế chỉ rõ rõ trong Công văn số 5483/TCT-DNL.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
3. Đối với hàng biếu tặng là vàng, bạc
Theo quy định của Công văn số 78927/CT-TTHT, Cục thuế TP Hà Nội cho phép các doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh vàng được mua các sản phẩm bằng vàng bạc đã qua chế tác để phục vụ mục đích cho, biếu, tặng hay trao giải cho khách hàng.
Với trường hợp này, các doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn đã lập phải ghi đầy đủ các tiêu thức và có tính thuế GTGT như với hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng bình thường.
Hóa đơn mặt hàng vàng bạc dùng với mục đích cho, biếu, tặng khi xuất phải tuân thủ quy định của Khoản 9, Điều 3, Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.4 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
>> Có thể bạn quan tâm: Nội dung hóa đơn đỏ.
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel: 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi