Bài viết tổng hợp quy định về chứng từ chứng nhập xuất xứ hàng hóa mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung hữu ích đối với quý độc giả.
>> Tham khảo: Nội dung hóa đơn đỏ được quy định thế nào?
1. Khái niệm xuất nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau:
– Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
– Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi tắt là thuế quan, bao gồm 2 loại thuế là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Có thể hiểu thuế xuất khẩu và thế nhập khẩu như sau:
- Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.
- Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định đối tượng chịu thuế như sau:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
>> Tham khảo: Trị giá tính thuế nhập khẩu là gì?
– Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm những gì?
Để đảm bảo các đơn vị thực hiện thống nhất quy định tại Thông tư 33/2023/TT-BTC, Tổng cục Hải quan có hướng dẫn như sau:
(1) Về việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC.
Đối với hàng hóa thuộc Danh mục tại Phụ lục V Thông tư 33/2023/TT-BTC là hàng hóa có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.
Do vậy, đề nghị các đơn vị căn cứ khoản 2 Điều 12 và Danh mục V ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC để thực hiện.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
(2) Về việc kiểm tra, đối chiếu thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cung cấp được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 và khoản 1 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC, cụ thể:
– Trường hợp C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo thì cơ quan hải quan căn cứ thông tin về C/O khai trên tờ khai hải quan để đối chiếu, kiểm tra tính hợp lệ của C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc trang thông tin điện tử đó và xác định thuế suất ưu đãi theo quy định; không yêu cầu người khai hải quan phải nộp C/O.
– Trường hợp trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo không có đầy đủ các thông tin về C/O để cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định được tính hợp lệ của C/O thì cơ quan hải quan ngoài việc đối chiếu, kiểm tra các thông tin về C/O trên trang thông tin điện tử còn phải đối chiếu, kiểm tra C/O dưới dạng dữ liệu điện tử
Hoặc chứng từ giấy chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan) đã được người khai nộp qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định tính hợp lệ của C/O.
Các đơn vị tra cứu các thông tin về C/O trên Trang thông tin điện tử do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp và đã được Tổng cục Hải quan thông báo, để kiểm tra, xác định định tính hợp lệ của C/O theo quy định.
>> Tham khảo: Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử là gì?
(3) Thủ tục từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định CPTPP:
Trường hợp cơ quan hải quan có đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là không hợp lệ thì thực hiện thủ tục từ chối ngay tại thời điểm thông quan.
Trường hợp cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở từ chối ngay tại thời điểm thông quan thì thực hiện thủ tục xác minh theo quy định tại Điều 19 Thông tư 33/2023/TT-BTC.
Sau khi nhận được kết quả xác minh nếu chứng từ chứng nhận xuất xứ háng hoá không đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thì Tổng cục Hải quan thông báo cho người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp, bổ sung thêm thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa trong thời gian tối đa 90 ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi thông báo. Nếu các thông tin cung cấp không phù hợp thì thực hiện thủ tục từ chối theo quy định.
(4) Xác minh tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với mặt hàng than nhập khẩu để xác định hàng hóa đủ điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại tự do:
Trong quá trình chờ kết quả xác minh, trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, hoặc trên trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, hoặc đã được người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đáp ứng các thông tin tối thiểu theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 33/2023/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định.
(5) Về việc trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư 33/2023/TT-BTC, theo đó đối với lô hàng có chung hợp đồng, hóa đơn thương mại nhưng nhập khẩu nhiều lần, nhiều chuyến được sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để lập Phiếu theo dõi trừ lùi.
(6) Về việc thực hiện bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch theo quy định tại Khoản 1, Khoản 6 Điều 12 Thông tư 33/2023/TT-BTC.
>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử, Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi