Quy định trường hợp lập bảng kê hóa đơn bán hàng dưới 200 nghìn

Trường hợp lập bảng kê hóa đơn dưới 200 nghìn

Hóa đơn bán hàng là tài liệu chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người này sang người khác. Nó được sử dụng trong các tình huống mà chủ sở hữu cũ vẫn giữ quyền sở hữu hàng hóa. Bài viết giải đáp các trường hợp phải lập bảng kê hóa đơn bán hàng dưới 200 nghìn.

1. Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng

Hóa đơn thông thường được các đối tượng liệt kê sau xuất cho khách hàng khi người nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

  • Tổ chức (cá nhân) sản xuất kinh doanh áp dụng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
  • Tổ chức (cá nhân) làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Tổ chức (cá nhân) làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế GTGT, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
  • Các hộ kinh doanh, sản xuất nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, kinh doanh không thường xuyên.
  • Tổ chức (cá nhân) khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Cá nhân, tổ chức đủ điều kiện theo quy định có thể mua hóa đơn bán hàng tại cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Quy định hóa đơn GTGT lĩnh vực xuất khẩu.

2. Bảng kê hóa đơn dưới 200 nghìn lập khi nào?

Quy định về hóa đơn bán hàng

Theo Điều 18, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về các trường hợp không bắt buộc phải lập hóa đơn gồm: Bán hàng hóa, dịch vụ mà tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không cần phải lập hóa đơn trừ khi người mua yêu cầu.

Trường hợp này, tuy không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Mặt khác, theo Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, nếu người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp thông tin để viết hóa đơn thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ trên hóa đơn “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Như vậy, theo các thông tin này, trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có tổng thanh toán dưới 200 nghìn đồng mỗi lần là người bán có thể lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Ngoài ra, một số trường hợp doanh nghiệp được mua hàng sẽ chỉ cần lập bảng kê, không cần lập hóa đơn gồm:

  • Mua các nguyên vật liệu đất, đá, sỏi, cát do hộ gia đình tự sản xuất và bán ra.
  • Các mặt hàng nông, thủy, hải sản do nông dân trực tiếp sản xuất.
  • Các mặt hàng thủ công: Được làm từ mây, tre, cói,… hoặc từ nguồn nguyên liệu tự sản xuất.
  • Các mặt hàng phế liệu do người lao động trực tiếp thu nhặt.
  • Đồ dùng, tài sản, dịch vụ cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh mà trực tiếp bán hàng.
  • Các mặt hàng của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng.

Mẫu bảng kê bán hàng đối với khách hàng mua lẻ áp dụng theo Mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

>> Tham khảo: Tổng hợp về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kết luận

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hoặc đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*