Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận. Bài viết giải đáp quy định về sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy.
1. Quy định sử dụng hóa đơn điện tử song song với hóa đơn giấy
Để giải đáp những thắc mắc trên, bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo Công văn số 48825/CT-TTHT, được Tổng cục Thuế ban hành ngày 24/06/2019, quy định về việc dùng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy.
Trong nội dung Công văn 48825/CT-TTHT, Tổng Cục Thuế khẳng định: Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 – 31/10/2020 thì Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực nên trong khoảng thời gian này, các đơn vị kinh doanh có thể được cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau: Hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in. Trong đó, Nhà nước khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử.
Như vậy, với quy định như trên thì việc doanh nghiệp sử dụng song song cả hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy là hợp pháp.
Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, mới ban hành gần đây nhất, Chính Phủ đã quy định sẽ tiếp tục duy trì hiệu lực thi hành của Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP đến ngày 30/06/2022. Thay đổi này đồng nghĩa rằng: Các doanh nghiệp được phép sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy đến hết ngày 30/06/2022.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử., Hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
2. Vì sao nên sớm chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử?
Trong Nghị định 123/2020/NĐ-CP mới được ban hành, bên cạnh việc thay đổi thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, quy định chung về hóa đơn, chứng từ, Chính Phủ đã nhấn mạnh chủ trương: Khuyến khích các đơn vị kinh doanh đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin nhanh chóng chuyển đổi, áp dụng hóa đơn điện tử trước thời hạn quy định càng sớm càng tốt.
Bởi, việc nhanh chóng áp dụng hóa đơn điện tử không những giúp các đơn vị kinh doanh sớm hoàn thành lộ trình chuyển đổi hóa đơn số, đảm bảo tính hợp pháp cho hóa đơn mà còn giúp gia tăng nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp:
– Tiết kiệm đến 90% chi phí so với hóa đơn giấy;
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Cắt giảm quy trình in ấn hóa đơn, tiết kiệm thời gian lập xuất hóa đơn;
– Giảm thiểu rủi ro trong việc lưu trữ hóa đơn: mất, cháy, hỏng hóa đơn,…;
– Tiết kiệm tối đa chi phí lưu trữ hoá đơn;
– Tiết kiệm thời gian, công sức trong việc quản lý và tìm kiếm hóa đơn;
– Dễ dàng điều chỉnh, xử lý, hủy hóa đơn sai sót;
– Thuận tiện cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu;
– Nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
>> Tham khảo: Quy định hóa đơn đầu vào với hộ kinh doanh.
Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice thì còn có cơ hội sử dụng app E-invoice với mức phí 0 đồng, giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng lập xuất hóa đơn mọi lúc, mọi nơi chỉ với 01 chiếc smartphone có kết nối mạng và hưởng nhiều chương trình khuyến mãi khác.
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hoặc muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi