Doanh nghiệp không kê khai hóa đơn đầu vào có thể chịu mức phạt thế nào? Quy định cụ thể về kê khai hóa đơn đầu vào ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết cho những thắc mắc trên từ quý độc giả.
1. Khái niệm hóa đơn đầu vào
Hóa đơn đầu vào có thể hiểu là những dạng hóa đơn dùng vào mục đích mua sắm các hàng hóa, vật tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, khi tiến hành xuất hàng ra khỏi kho lưu trữ. Doanh nghiệp sẽ cần phải có các chứng từ cần thiết sau của hóa đơn đầu vào để làm căn cứ quyết toán các nghiệp vụ có liên quan bao gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Phiếu xuất, nhập kho đối với các hàng hóa bán ra hoặc mua vào,
- Phiếu thu, biên lai ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng với các loại hàng hóa mua vào khác nhau.
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.
Hiện nay, để quản lý hóa đơn, chứng từ kế toán hiệu quả, các doanh nghiệp đã chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử thay thế hoàn toàn cho hóa đơn giấy truyền thống. Những ưu điểm của hóa đơn điện tử có thể kể đến như:
- Giảm chi phí in ấn hóa đơn, lưu trữ hóa đơn, vận chuyển hóa đơn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tránh được tình trạng cháy, hỏng, mất hóa đơn
- Đảm bảo độ chính xác và an toàn cao, tránh tình trạng làm giả hóa đơn
- Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, giảm thiểu các thủ tục hành chính
- Không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
- Đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng
- Được cơ quan thuế hỗ trợ xử lý lỗi trong quá trình triển khai.
Hàng năm, nền kinh tế của Việt Nam có thể tiết kiệm chi phí cho hàng tỷ tờ hóa đơn giấy để đáp ứng nhu cầu mua bán ngày càng gia tăng không ngừng. Hóa đơn điện tử là giải pháp tối ưu chi phí hoạt động doanh nghiệp cực kì hiệu quả.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Kê khai hóa đơn đầu vào được quy định thế nào?
Hóa đơn đầu vào được hiểu đơn giản là loại hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh.
Căn cứ vào Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC các hóa đơn đầu vào muốn được khấu trừ thì phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải có hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào;
- Đối với các hàng hóa, dịch vụ mua vào có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Và một điều hiển nhiên là: Các hóa đơn đầu vào chỉ được khấu trừ thuế GTGT khi đơn vị kinh doanh có tiến hành kê khai.
Như vậy, việc không kê khai hóa đơn đầu vào trước hết sẽ ảnh hưởng đến chính quyền lợi của doanh nghiệp, khiến các hóa đơn đầu vào không được hưởng khấu trừ thuế GTGT.
Thực tế, hiện chưa có một văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai hóa đơn đầu vào. Do đó, có hóa đơn đầu vào nhưng không kê khai không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
>> Tham khảo: Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử.
3. Chế tài xử phạt doanh nghiệp không kê khai hóa đơn đầu vào
Trường hợp các đơn vị kinh doanh không kê khai hóa đơn đầu vào, khi cơ quan thuế kiểm tra không thể xuất trình, chứng minh hóa đơn mua hàng thì sẽ phải chịu xử phạt với hành vi vi phạm mất hóa đơn.
DN không xuất trình được hóa đơn đầu vào sẽ bị xử phạt mất hóa đơn.
Căn cứ Điều 26, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các hành vi vi phạm làm mất, cháy, hỏng hóa đơn, tùy mức độ vi phạm, sẽ phải chịu các mức xử phạt sau:
– Phạt cảnh cáo
- Hình phạt này áp dụng với các hành vi vi phạm sau:
- Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;
Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.
– Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng
Hình phạt này áp dụng với các hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.
Lưu ý rằng, trường hợp này thì người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.
– Phạt tiền từ 4 – 8 triệu đồng
Hình phạt này áp dụng với các hành vi vi phạm sau:
- Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập;
- Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý rằng, các trường hợp vi phạm này thì bên mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc.
Kết luận
Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi