Phụ lục tờ khai quyết toán thuế TNCN gồm những gì?

Phụ lục tờ khai quyết toán thuế TNCN

Thông thường, khi khai quyết toán thuế TNCN dù có hay không tròn năm thì người khai cũng sẽ phải chuẩn bị các phụ lục đi kèm như: Phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN, Phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN và Phụ lục 05-3BK-QTT-TNCN.

1. Phụ lục 05-1BK- QTT-TNCN

Đây là phụ lục áp dụng đối với các cá nhân cư trú ký hợp đồng lớn hơn hoặc bằng 3 tháng.

Theo đó khi kê khai, người khai sẽ phải khai đầy đủ các thông tin ở các chỉ tiêu sau: [07] Họ và tên; [08] Mã số thuế; [09] Số CMND/Hộ chiếu; [10] Cá nhân ủy quyền quyết toán thay; [11] Tổng số; [12] Làm việc trong KKT; [13] Theo hiệp định; [14] Số lượng NPT tính giảm trừ; [15] Tổng số tiền giảm trừ gia cảnh; [16] Từ thiện, nhân đạo, khuyến học; [17] Bảo hiểm được trừ; [18] Quỹ hưu trí tự nguyện được trừ; [19] Thu nhập tính thuế; [20] Số thuế TNCN đã khấu trừ; [21] Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT; [22] Tổng số thuế phải nộp; [23] Số thuế đã nộp thừa và [24] Số thuế còn phải nộp.

Lưu ý rằng, khi kê khai, chỉ tiêu 19 sẽ được hệ thống tự động cập nhật.

Đây là phụ lục áp dụng với các cá nhân lao động thời vụ dưới 3 tháng hoặc các cá nhân không cư trú.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Theo đó khi kê khai, người khai phải khai đầy đủ các chỉ tiêu sau: [07] Họ và tên; [08] Mã số thuế; [09] Số CMND/Hộ chiếu; [10] Cá nhân không cư trú; [11] Tổng số; [12] TNCT từ phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động; [13] Làm việc trong KKT; [14] Theo hiệp định; [15] Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ; [16] Số thuế từ phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động; [17] Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong KKT.

Lưu ý rằng, với chỉ tiêu số 11 của phụ lục này thì các khoản phụ cấp, hỗ trợ cho cá nhân lao động thời vụ không được giảm trừ, miễn thuế. Điều này đồng nghĩa rằng Tổng thu nhập bao nhiêu người khai sẽ nhập vào chỉ tiêu 11 bấy nhiêu.

2. Phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN

Đây là phụ lục thường áp dụng với người phụ thuộc đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh để được giảm trừ gia cảnh. Áp dụng với cả trường hợp người phụ thuộc chưa được cơ quan thuế cấp mã số thuế.

Ngoài ra, phụ lục này cũng áp dụng với tổ chức trả thu nhập kê khai đầy đủ số lượng người phụ thuộc đã giảm trừ trong năm kê khai vào Phụ lục bảng kê 05-3BK- QTT-TNCN.

Theo đó, trường hợp người phụ thuộc đã được cấp MST sẽ chỉ cần kê khai các chỉ tiêu gồm: [06] “STT”; [07] “Họ và tên người nộp thuế”; [08] “MST của người nộp thuế”; [09] “Họ và tên người phụ thuộc”; [11] “MST của người phụ thuộc”; [14] “Quan hệ với người nộp thuế”; [21] “Thời gian tính giảm trừ từ tháng”; [22] “Thời gian tính giảm trừ đến tháng”.

Còn đối với trường hợp người phụ thuộc chưa được cấp MST thì sẽ phải kê khai đầy đủ các thông tin trong Phụ lục.

>> Tham khảo: Thủ tục bù trừ thuế TNDN nộp thừa doanh nghiệp cần nắm được.

3. Trường hợp không phải quyết toán thuế tncn

Trường hợp không phải quyết toán thuế TNCN

Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, có 5 trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế, bao gồm:

– Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.

– Cá nhân thuộc diện có thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân theo Điểm b, Khoản 2, Điều 79, Luật Quản lý thuế.

– Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu.

– Người nộp thuế đang trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo Điều 4 của Nghị định này.

– Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Khoản 4, Điều 44, Luật Quản lý thuế.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Theo Điểm 6.3, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì cá nhân có số thuế phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo thì trực tiếp khai quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế, trừ các trường hợp:

– Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau kỳ quyết toán năm từ 50.000 đồng trở xuống.

– Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế tạm nộp, không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;

– Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này (mới).

>> Tham khảo: Hướng dẫn điều chỉnh hóa đơn điện tử ghi sai thông tin ngày lập.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*