Sau thời gian sử dụng hóa đơn điện tử trên cả nước, các doanh nghiệp đều có những phản hồi tích cực.
1. Hóa đơn điện tử là gì?
Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.
Hóa đơn điện tử bao gồm:
- Hóa đơn xuất khẩu
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn bán hàng
- Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,… hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có thể nhận được những lợi ích sau:
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản hóa đơn.
- An toàn và bảo mật: Hóa đơn điện tử được quản lý và bảo mật trên hệ thống phần mềm điện tử, khách hàng chỉ cần truy cập hệ thống online để trích xuất và lưu trữ hóa đơn trực tiếp ngay trên phần mềm. Điều này giúp khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm, tránh được rủi ro trong bảo quản, cũng như hạn chế được tình trạng sử dụng hóa đơn giả.
- Tiết kiệm thời gian ,giảm thiểu các thủ tục hành chính
- Đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng như : email. sms,…
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
2. Thời điểm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
Theo đó, nội dung chính của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP xoay quanh những quy định sau:
– Quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
– Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử;
– Quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Các quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2022. Tuy nhiên, Chính Phủ vẫn khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sớm chuyển đổi sử dụng hóa đơn, chứng từ điện tử trước thời hạn quy định.
Ngoài ra, trong Nghị định mới ban hành này, Chính Phủ cũng cũng khẳng định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ chính thức chấm dứt hiệu lực từ ngày 01/07/2022. Sau đó, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ sẽ được tuân thủ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
>> Tham khảo: Quy định về lập và ủy nhiệm biên lai.
3. Phản hồi tích cực của doanh nghiệp
Nghị định 119 đi vào hiệu lực, ghi nhận phản hồi từ nhóm đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử, hầu hết khối doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều ủng hộ chủ trương này của Chính phủ và Bộ Tài chính. Đây là kết quả đáng ghi nhận của công tác tuyên truyền, truyền thông rộng rãi của các cơ quan chức năng. Doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã nhận thức được những lợi ích hóa đơn điện tử đem lại và kỳ vọng hình thức này sẽ giúp giảm thu công, tăng hiệu quả và chuyên nghiệp trong tổ chức. Doanh nghiệp cũng bày tỏ quan điểm tin tưởng các cơ quan thuế sẽ hỗ trợ và hướng dẫn đề đơn vị thực hiện đúng quy định.
Bên cạnh có những tác động tích cực, trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở, hóa đơn điện tử còn giúp xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh hơn, hạn chế nạn làm giả, khai khống hóa đơn. Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cũng sẽ gián tiếp được hưởng lợi từ điều này.
Để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi, nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã chủ động tìm hiểu các quy định, chính sách mới về hóa đơn điện tử, tham gia các chương trình, sự kiện tập huấn của cơ quan thuế, đồng thời tìm đến những đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử để được tư vấn và hỗ trợ triển khai.
Trả lời câu hỏi về các công việc cần chuẩn bị để sử dụng hóa đơn điện tử, đại diện Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn – một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực hóa đơn điện tử cho biết, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nên bắt đầu bằng việc nghiên cứu, chọn lựa một phần mềm hóa đơn điện tử phù hợp với mô hình, quy mô của đơn vị mình. Phần mềm hóa đơn điện tử hiện nay đã có những bản dung lượng nhỏ, dễ cài đặt, thao tác để phù hợp với những đơn vị không có yêu cầu hệ thống hóa đơn quá phức tạp. Với những trường hợp này, doanh nghiệp, hộ cá nhân không cần đầu tư nhiều về hạ tầng kỹ thuật mà chỉ cần các điều kiện cơ bản như máy tín có kết nối mạng internet là có thể sẵn sàng sử dụng. Sau khi đã lựa chọn được phần mềm hóa đơn điện tử mong muốn triển khai, nhà cung ứng sẽ có các cán bộ chuyên trách để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong các bước tiếp theo như thiết kế mẫu hóa đơn, thông báo phát hành, khởi tạo hóa đơn điện tử và các quy trình có liên quan khác.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử xác thực.
Sau quá trình chuẩn bị, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã chủ động áp dụng hóa đơn điện tử thay vì chờ đợi đến hạn cuối ngày 01/11/2020 theo quy định tại Nghị định 119. Số lượng các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử tăng nhanh qua các năm. Theo ghi nhận, nếu như đến đầu năm 2018, cả nước mới chỉ có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức hóa đơn mới này thì đến hết tháng 3/2019, chỉ tính riêng tại TP. HCM con số này đã tăng lên hơn 21.000. Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã có đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử. Với đà phát triển này, tin rằng mục tiêu phủ sóng hóa đơn điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính sẽ sớm được hoàn thành.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn hoàn toàn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi