Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận. Vậy để lập hóa đơn bán hàng, kế toán cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
1. Nguyên tắc xuất hóa đơn bán hàng
Để lập hóa đơn bán hàng đúng quy định, kế toán doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc. Theo Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về việc nguyên tắc lập hóa đơn GTGT như sau:
- Ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT, phụ thu, phụ phí ngoài giá bán, thuế GTGT, tổng giá trị thanh toán đã có thuế.
- Thể hiện đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không sửa chữa, tẩy xóa.
- Viết dùng màu mực, sử dụng loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ.
- Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên phần chữ in sẵn của hóa đơn, gạch chéo phần còn trống.
- Hóa đơn được lập 1 lần thành nhiều liên và nội dung giữa các liên phải thống nhất trên hóa đơn có cùng một số.
- Hóa đơn phải được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn.
>> Tham khảo: Trường hợp không phải xuất hóa đơn.
2. Nội dung hóa đơn bán hàng cần lưu ý
Khi lập hóa đơn bán hàng, doanh nghiệp cần lưu ý đến những nội dung sau:
Mục “Ngày tháng năm”:
- Hoạt động bán hàng hóa: Là ngày chuyển giao quyền sở hữu/sử dụng hàng hóa.
- Cung ứng dịch vụ: Ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.
- Xây dựng, lắp đặt: Ngày nghiệm thu, bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
“Họ tên người mua hàng”: Ghi đầy đủ họ tên người mua hàng, trường hợp người mua không lấy hóa đơn thì ghi rõ “Người mua không lấy hóa đơn” hoặc “Người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
“Mã số thuế”: Điền mã số thuế của bên mua.
“Địa chỉ”: Ghi đầy đủ địa chỉ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế
“Hình thức thanh toán”: CK – chuyển khoản, TM – thanh toán bằng tiền mặt, TM/CK – chưa xác định hình thức thanh toán.
“Số tài khoản”: Có thể ghi số tài khoản của đơn vị mua hàng hoặc để trống.
“STT”: Điền số thứ tự hàng hóa, dịch vụ.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
“Tên hàng hóa, dịch vụ”: Ghi đầy đủ, chi tiết, chính xác tên hàng hóa bán ra
“Đơn vị tính”: ghi rõ đơn vị tính của hàng hóa bán ra, giống như khi mua vào. Lưu ý nếu có sự thay đổi đơn vị tính của hàng hóa thì phải có bảng quy đổi và xác nhận của nhà cung cấp.
“Số lượng”: ghi số lượng hàng hóa, dịch vụ.
“Đơn giá” : Giá bán của 1 đơn vị sản phẩm bán ra (chưa bao gồm thuế GTGT)
“Thành tiền”: Tổng số tiền = đơn giá x số lượng
Sau khi viết xong tất cả nội dung các mặt hàng bán ra, gạch chéo phần còn trống (nếu có) bắt đầu từ trái qua phải
“Cộng tiền hàng” : Là tổng của các chỉ tiêu “Thành tiền”.
Lưu ý khi viết thuế suất trên hóa đơn bán hàng.
>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý trường hợp hóa đơn đầu vào nhiều hơn hóa đơn đầu ra.
“Thuế suất thuế GTGT” :
- Mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ là 0%, 5%, 10%.
- Nếu hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, miễn thuế thì gạch chéo “ / “.
- Các mặt hàng có thuế suất như nhau thì mới được viết chung 1 hóa đơn.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và quá trình triển khai phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi