Bài viết tổng hợp các quy định quan trọng về khấu trừ thuế GTGTvà một số điều kiện khi thực hiện khấu trừ thuế cho doanh nghiệp.
1. Khái niệm khấu trừ thuế
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014), doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 5 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Chính Phủ đã phân loại hóa đơn điện tử rất rõ ràng, bao gồm: Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng và các loại hóa đơn khác. Trong đó, hóa đơn GTGT là loại hóa đơn điện tử được áp dụng với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Do đó với thắc mắc hóa đơn điện tử có được khấu trừ thuế thì đáp án sẽ là: hóa đơn điện tử được phép áp dụng khấu trừ thuế, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định.
>> Tham khảo: Phân biệt hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử.
2. Một số nguyên tắc thực hiện khấu trừ thuế
Một số nguyên tắc khấu trừ thuế mà doanh nghiệp cần thực sự lưu ý:
- Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế GTGT đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị này và thuế GTGT đầu vào khác liên quan đến tài sản, máy móc, thiết bị như bảo hành, sửa chữa trong các trường quy định tại Khoản 3, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC sẽ không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Một số trường hợp cụ thể quy định tại Khoản 4, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC sau sẽ được khấu trừ thuế GTGT.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
- Thuế GTGT đầu vào của các hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) được doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT sẽ được khấu trừ.
- Số thuế GTGT doanh nghiệp đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ, trừ những trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT sẽ không được khấu trừ, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 7, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai sẽ được khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
- Với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh sẽ được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên nhưng không có chứng từ thanh toán, không dùng tiền mặt.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi