Mức phạt khi doanh nghiệp quyết toán thuế chậm được quy định thế nào?

Mức phạt khi quyết toán thuế chậm

Bài viết giải đáp quy định về mức phạt khi doanh nghiệp quyết toán thuế chậm. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Khái niệm quyết toán thuế

Khi nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ của mình.

  • Tất cả mọi hoạt động của chính quyền cần phải có nguồn tài chính để chi (đầu tiên là nuôi bộ máy nhà nước); nguồn đầu tiên đó là các khoản thu từ thuế.
  • Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả nội thương và ngoại thương.
  • Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền (vì thế ở Việt Nam và nhiều nước mới có thuật ngữ “nghĩa vụ thuế”), dựa trên quy luật cung cầu.
  • Giữa các nhóm công dân có sự chênh lệch về thu nhập và do đó là chênh lệch về mức sống, nên chính quyền sẽ đánh thuế để lấy một phần thu nhập của người giàu hơn và chia cho người nghèo hơn (thông qua cung cấp hàng hóa công cộng).
  • Chính quyền có thể muốn hạn chế một số hoạt động của công dân (ví dụ hạn chế vi phạm luật giao thông hay hạn chế hút thuốc lá, hạn chế uống rượu) nên đánh thuế vào các hoạt động này.
  • Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.

>> Tham khảo: Tổng hợp các loại tờ khai và báo cáo thuế với doanh nghiệp mới thành lập.

Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.

  • Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
    Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
    Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.

Quyết toán là việc tập hợp và kiểm tra lại toàn bộ khối lượng, giá trị, tính hợp lệ… của toàn bộ nội dung công việc đã làm của cơ quan đối với một đơn vị nào đó. Theo đó, quyết toán có nghĩa là xác định lại số liệu kế toán của đơn vị kinh doanh trong 1 kỳ hoặc 1 giai đoạn cụ thể nào đó.

Quyết toán thuế là việc xác định số liệu có liên quan đến các khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng. Đây chính là công việc mà bất cứ một doanh nghiệp nào đi vào hoạt động cũng đều phải thực hiện. Đây là việc làm mang tính chất khách quan, đồng thời giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế phải có “tiếng nói chung” để cùng nhau thống nhất dựa trên cơ sở pháp luật về thuế để soát xét tính hợp lý của hóa đơn, chứng từ phản ánh các chi phí hoặc doanh thu mà doanh nghiệp đã kê khai.

Tùy vào mỗi doanh nghiệp khác nhau mà có thể thực hiện quyết toán sau 5 năm hoặc phải làm quyết toán năm, nhiều doanh nghiệp sẽ phải làm quyết toán năm. Quyết toán thuế nhằm mục đích truy thu thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN của doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Quy định xử phạt khi quyết toán thuế chậm

Doanh nghiệp quyết toán thuế chậm sẽ chịu mức xử phạt thế nào?

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, người nộp thuế nếu quyết toán thuế muộn, quá thời hạn sẽ phải chịu xử phạt. Cụ thể, tại Điều 9 của Thông tư số 166/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định mức xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với các hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 1-5 ngày, nếu có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 700.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 1-10 ngày (ngoại trừ trường hợp đã quy định bên trên). Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu là 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng.

>> Tham khảo: Hướng dẫn doanh nghiệp lập thuyết minh báo cáo tài chính.

– Phạt tiền 1.400.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10-20 ngày. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu là 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa là 2.000.000 đồng.

– Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

– Phạt tiền 2.800.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30-40 ngày. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu là 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền tối đa là 4.000.000 đồng.

– Phạt tiền 3.500.000 đồng; hoặc tối thiểu 2.000.000 đồng nếu có tình tiết giảm nhẹ; hoặc tối đa 5.000.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng đối với các trường hợp sau:

  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40-90 ngày.
  • Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc thuộc trường hợp quy định tại Khoản 9, Điều 13 của Thông tư này.
  • Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
  • Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*