Một số quy định cần lưu ý về liên hóa đơn

Nội dung liên hóa đơn điện tử

Hóa đơn có mấy liên? Khái niệm liên hóa đơn có áp dụng với hóa đơn điện tử không? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

1. Nội dung 3 liên hóa đơn được quy định thế nào?

Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung giữa các liên của cùng một số hóa đơn phải thống nhất.

Vì vậy, nếu kế toán lập hóa đơn có nội dung không thống nhất thì bị liệt kê vào sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Cụ thể, theo Điều 23 của Thông tư 39/2014/TT-BTC:

Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

>> Tham khảo: Điều kiện khởi tạo hóa đơn điện tử.

Mức phạt hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định tại Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

Điều 28. Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Cũng theo Điều 4, Thông tư 39/20214/TT-BTC, đối với các tài sản phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu với cơ quan có thẩm quyền thì tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu với cơ quan có thẩm quyền để tạo và phát hành hóa đơn có từ 3 liên trở lên, trong đó liên 2 giao cho người mua và một liên sử dụng để đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp các đối tượng quy định trên chỉ tạo 2 liên hóa đơn thì tổ chức, cá nhân mua tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu với cơ quan có thẩm quyền, liên 2 của hóa đơn phải lưu lại cơ quan quản lý đăng ký tài sản được sử dụng các chứng từ sau để hạch toán kế toán, kê khai và khấu trừ thuế, quyết toán thuế: Liên 2 hóa đơn, biên lai trước bạ hoặc chứng từ thanh toán theo quy định.

>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Kiểm tra hóa đơn điện tử có mã xác thực.

2. Hóa đơn điện tử có mấy liên?

Liên hóa đơn có áp dụng với hóa đơn điện tử?

Theo Công văn số 1721/TCT-DNL thì hóa đơn điện tử không phải có tên liên hóa đơn. Theo đó, trong ký hiệu mẫu số hóa đơn, doanh nghiệp sẽ dùng ký tự “0” để thể hiện số liên hóa đơn.

Ví dụ: Một hóa đơn có mẫu số là 01GTKT0/002. Mẫu số hóa đơn này được hiểu như sau:

– 01 thể hiện loại hóa đơn

– GTKT thể hiện tên hóa đơn (hóa đơn giá trị gia tăng).

– 0 thể hiện số liên hóa đơn

– 002 thể hiện mẫu thứ 2

Thực tế, hóa đơn điện tử là loại hóa đơn số, thể hiện ở dạng dữ liệu gồm ít nhất 02 file: File PDF là Bản thể hiện của hóa đơn điện và file dữ liệu hóa đơn ở dạng XML.

Không giống như hóa đơn giấy cần có nhiều liên để giao cho các bên nhằm lưu trữ và sử dụng, hóa đơn điện tử chỉ có 01 bản duy nhất là không có khái niệm về liên. Dù là bên bán, bên mua hay cơ quan thuế thì đều sẽ sử dụng chung dữ liệu hóa đơn trên 01 bản hóa đơn điện tử duy nhất.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Kết luận

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel: 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*