Kiểm toán là quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá, xác thực thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo tài chính. Bài viết tổng hợp một số quy định về kiểm toán nội bộ mà doanh nghiệp và các tổ chức cần lưu ý.
>> Tham khảo: Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
1. Công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp
Căn cứ Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp như sau:
– Các đơn vị sau đây phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ:
+ Công ty niêm yết;
+ Doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;
+ Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
– Các doanh nghiệp không quy định nêu trên được khuyến khích thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
– Các doanh nghiệp quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có thể đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hoạt động kiểm toán theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ.
Trường hợp doanh nghiệp đi thuê tổ chức kiểm toán độc lập để cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ và các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.
Việc đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Báo cáo kiểm toán nội bộ
– Báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;
+ Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử cập nhật theo Thông tư 78/2021/TT-BTC.
– Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ:
Nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán;
Những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này;
Các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm;
Đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ;
Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị (nếu có).
– Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm toán.
Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán.
Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo kiểm toán ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, báo cáo kiểm toán có thể có chữ ký của những người có liên quan khác của đơn vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
– Báo cáo kiểm toán hàng năm:
Báo cáo kiểm toán hàng năm phải có chữ ký của người phụ trách kiểm toán nội bộ
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP.
– Báo cáo kiểm toán hàng năm phải nêu rõ:
+ Kế hoạch kiểm toán đã đề ra;
+ Công việc kiểm toán đã được thực hiện;
+ Tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện;
+ Biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;
+ Tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ (Điều 16 Nghị định 05/2019/NĐ-CP).
>> Tham khảo: Khi nào phải lập biên bản hủy hóa đơn điện tử?
3. Công tác kiểm toán nội bộ cơ quan nhà nước
Tại Điều 8 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ đối với cơ quan nhà nước như sau:
– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị trực thuộc bao gồm cả đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Lưu ý: Việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ ở các đơn vị nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 05/2019/NĐ-CP phải đảm bảo nguyên tắc không tăng biên chế, không phát sinh đầu mối mới.
>> Tham khảo: Biểu tính thuế TNCN từng phần và toàn phần.
4. Công tác kiểm toán nội bộ đối với đơn vị sự nghiệp công lập
Tại Điều 9 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về công tác kiểm toán nội bộ đối với đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên:
Có tổng quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của số người lao động hiện có (bao gồm: số biên chế có mặt, lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, lao động hợp đồng chuyên môn khác) trong một năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc sử dụng từ 200 người lao động trở lên phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.
Kết luận
Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi