Việc kê khai thuế là hoạt động mà doanh nghiệp buộc thực hiện nhằm đảm bảo nghĩa vụ về thuế đối với doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ giải đáp các bước để kê khai thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm.
1. Thuế GTGT là gì?
Thuế GTGT đánh vào các gia đoạn sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Vì thế, tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
Đối tượng điều tiết của thuế GTGT là phần thu nhập của người tiêu dùng sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ. Như vậy về nguyên tắc chỉ cần thu thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng là đủ. Tuy nhiên trên thực tế rất khó phân biệt đâu là tiêu dùng cuối cùng và đâu là tiêu dùng trung gian vì thế cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Nếu là tiêu dùng trung gian thì số thuế đó sẽ tự động chuyển vào giá bán hàng cho người mua ở gia đoạn sau.
Bên cạnh đó, thuế GTGT còn có tính trung lập kinh tế cao. Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ.
>> Tham khảo: Lập và nộp báo cáo thuế GTGT.
Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trình kinh tế. Như ta đã biết GTGT là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng tổng GTGT ở tất cả các giai đoạn luân chuyển có giá trị bằng giá bán của sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, nên việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn đảm bảo cho tổng số thuế thu được tương đương với số thuế tính trên giá bán trong giai đoạn cuối cùng. Chính vì thế quá trình tổ chức kinh tế và phân chia các chu trình kinh tế có diễn ra dài hay ngắn hay như thế nào đi nữa thì thuế GTGT cũng không bị ảnh hưởng. Và tổng số thuế ở các giai đoạn luôn khớp với số tính thuế trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít.
Hiện nay, khi kê khai thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu thì người kê khai cần căn cứ tối thiểu vào các chứng từ gồm:
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (hoặc biên lai nộp tiền thuế tại cảng);
- Tờ khai hải quan nhập khẩu.
>> Tham khảo: Báo cáo tình hình sử dụng biên lai.
2. Các bước thực hiện kê khai thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu đơn giản nhất
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK
Để kê khai thuế GTGT, người khai có thể lựa chọn kê khai trên phần mềm HTKK.
Theo đó, bạn cần phải mở phần mềm HTKK mà doanh nghiệp mình đang sử dụng lên rồi tiến hành đăng nhập.
Trên giao diện “Đăng nhập hệ thống”, bạn cần điền chính xác mã số thuế của doanh nghiệp mình vào mục “Mã số thuế” rồi nhấn nút “Đồng ý” là đã có thể đăng nhập thành công.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Bước 2: Tiến hành kê khai
Sau khi đã đăng nhập thành công, người khai thuế chọn chức năng “Thuế giá trị gia tăng”, chọn tiếp “Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT)”.
Khi giao diện kê khai được hiển thị, người khai phải hoàn thành thông tin vào các chỉ tiêu 23, 24, 25. Cụ thể:
– Chỉ tiêu 23: Giá trị của hàng hóa, dịch vụ mua vào. Tại đây, người khai điền giá trị tính thuế GTGT ghi trên tờ khai hải quan.
– Chỉ tiêu 24: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào. Tại đây, người khai điền số tiền thuế GTGT đã nộp ghi trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
– Chỉ tiêu 25: Tổng số thuế GTGT được khấu trừ. Tại đây, người khai điền số tiền thuế GTGT đã nộp được ghi trên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
>> Tham khảo: Hướng dẫn điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước.
3. Một số lưu ý khi kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu
Khi kê khai thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm như sau:
- Đối với các biên lai nộp thuế nếu phải kê khai thì sẽ tiến hành tương tự quy trình trên.
- Do phải có chứng từ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu thì mới có thể khấu trừ nên khi kê khai vào chỉ tiêu số 25, người khai thuế bắt buộc phải có giấy nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu.
- Đối với trường hợp số tiền thuế GTGT trên tờ khai hải quan và trên giấy nộp tiền thuế bị lệch, người khai thuế phải kiểm tra chính xác lý do tại sao xảy ra điều này (có thể do nộp thừa, nộp thiếu hay nhiều nguyên nhân khác) rồi liên hệ với cơ quan thuế để điều chỉnh.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn hoàn toàn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi