Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử sai sót khi đã gửi cơ quan thuế theo TT 78

Hướng dẫn xử lý sai sót với hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế

Bài viết hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử có sai sót sau khi đã gửi cơ quan thuế theo Thông tư 78/2021/TT-BTC. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Kê khai thuế với hóa đơn điện tử

Hiện nay, việc kê khai thuế qua thiết bị điện tử đã được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp tại các thành phố lớn. Trong thời gian tới, căn cứ theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP mới ban hành, việc các doanh nghiệp chuyển sang kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử, theo hình thức online sẽ là một tất yếu.

Thực tế, việc sử dụng hóa đơn điện tử nói chung và kê khai thuế với hóa đơn điện tử nói riêng cũng là một việc mà các đơn vị kinh doanh nên nhanh chóng xúc tiến triển khai. Bởi, so với hóa đơn giấy, kê khai thuế với hóa đơn điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội hơn:

– Kê khai thuế được thực hiện nhanh chóng mọi lúc mọi nơi với thiết bị điện tử kết nối internet.

– Khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải kê khai hóa đơn điện tử đã bán ra mà chỉ cần kê khai phần hóa đơn điện tử mua vào.

– Không cần trực tiếp đến các cơ quan thuế để thực hiện, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính rườm rà. Tiết kiệm thời gian và công sức cho người nộp thuế và cả cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.

– Khi phát hiện sai sót trong bản kê khai thuế, cơ quan thuế cơ quan thuế tự động tra cứu, đối soát thông tin về hóa đơn được lưu giữ trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế mà không cần phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp lại.

Các doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống hay đơn vị bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành kê khai thuế theo quý. Còn các đơn vị kinh doanh có tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề là trên 50 tỷ đồng thì tiến hành kê khai theo tháng.

Có hai hình thức kê khai thuế là kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp và kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ. Tùy vào mỗi doanh nghiệp, đặc điểm ngành hàng hóa, dịch vụ mà lựa chọn cách kê khai thuế phù hợp.

– Kê khai thuế trực tiếp: Là phương pháp tính thuế trực tiếp, doanh nghiệp đóng thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ trên doanh thu (tỷ lệ bao nhiêu tùy theo ngành nghề kinh doanh). Như vậy cứ khi nào có doanh thu là phải đóng thuế GTGT (còn gọi là thuế VAT), không quan tâm đến thuế VAT đầu vào là bao nhiêu vì phương pháp này không được khấu trừ VAT đầu vào.

>> Tham khảo: Quy định mức phạt khi xuất hóa đơn sai thời điểm theo Nghị định 125/2021/NĐ-CP.

– Kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ: Là phương pháp tính thuế doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào đầu ra. Nếu thuế VAT đầu vào của kỳ kê khai thuế lớn hơn thuế VAT đầu ra thì DN không phải đóng thuế. Hóa đơn sử dụng là hóa đơn VAT đặt in từ nhà in (mẫu hóa đơn doanh nghiệp có thể tự thiết kế theo ý của doanh nghiệp).

Đa số các doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ lựa chọn kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ vì phương thức này có lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi doanh thu không bù đắp được chi phí đầu vào.

Đối với các doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT nhưng có doanh thu hằng năm trên 1 tỷ đồng, thì ở kỳ kế toán tiếp theo sẽ chuyển sang phương pháp tính thuế khấu trừ căn cứ theo Khoản 1, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

2. Cách xử lý hóa đơn điện tử có sai sót

kê khai thuế với hóa đơn điện tử

Tại Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC, Bộ Tài Chính đã có hướng dẫn chi tiết cách xử lý hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế xảy ra sai sót trong từng trường hợp cụ thể:

– Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc cần điều chỉnh hoặc thay thế: Người bán thông báo điều chỉnh từng hóa đơn sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh nhiều hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế bất cứ thời gian nào, chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.

– Hóa đơn điện tử đã lập sai sót và người bán đã điều chỉnh hoặc thay thế nhưng sau đó phát hiện tiếp tục có sai sót: Thực hiện xử lý sai sót theo hình thức đã áp dụng lần đầu tiên.

– Sau khi chuyển bằng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, trường hợp thiếu dữ liệu hóa đơn điện tử tại bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bản gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế phát hiện có sai sót, người bản gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp.
xuất hóa đơn điện tử

Trên đây là một số nội dung đáng chú ý tại Thông tư 78 hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử. Từ ngày 1/7/2022, 100% các doanh nghiệp phải áp dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý các quy định để thực hiện chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử đúng quy định.

Theo quy định, hàng tháng hoặc hàng quý, các tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp, bao gồm cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.

Cụ thể, các tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ có trách nhiệm phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đến.

Hiện nay, có 02 hình thức lập báo cáo mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng.

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý.

>> Tham khảo: Hướng dẫn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.

Mỗi hình thức sẽ có một yêu cầu, quy định không giống nhau, vì thế các doanh nghiệp phải nắm vững thông tin để đảm bảo làm đúng loại báo cáo cũng như tính hợp pháp của báo cáo.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*