Hướng dẫn lập hóa đơn đỏ với khách lẻ không lấy hóa đơn

Lập hóa đơn với khách lẻ

Quy định về lập hóa đơn đỏ với khách lẻ không lấy hóa đơn? Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

>> Tham khảo: Quy định về chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử.

1. Hóa đơn đỏ là gì?

Hóa đơn đỏ là cách hiểu của người dùng hóa đơn gọi chung nên chưa được quy định trong luật, có thể hiểu hóa đơn đỏ dùng để chỉ hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hay hóa đơn VAT dùng trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ kế toán do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tiến hành tự in trong trường hợp đã đăng ký mẫu với Cơ quan thuế.

Khi kinh doanh mua bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp bắt buộc phải lập hóa đơn đỏ. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn GTGT là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

– Hoạt động vận tải quốc tế.

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

Theo đó, hoá đơn đỏ là căn cứ để người mua, người bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện:

– Căn cứ để người mua hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế cần nộp khi kê khai thuế GTGT.

– Căn cứ để người bán hàng hóa, dịch vụ xác định số tiền thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước.

– Căn cứ để cơ quan thuế quản lý thuế đối với người bán và người mua hàng hóa, dịch vụ.

– Căn cứ để hoàn thuế GTGT.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp.

Hiện nay, hóa đơn đỏ được phân loại thành 2 loại chính như sau::

– Hóa đơn đỏ bản giấy: Là loại hóa đơn được in sẵn trên giấy, có thể là hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hóa đơn do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế.

– Hóa đơn đỏ điện tử: Là loại hóa đơn được lập, xử lý và truyền theo phương thức điện tử, được lưu trữ và quản lý bằng hệ thống công nghệ thông tin.

2. Lập hóa đơn với khách lẻ

Hướng dẫn lập hóa đơn

Căn cứ theo Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành, trường hợp trong quá trình bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, kể cả khi người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp các thông tin để xuất hóa đơn như tên, địa chỉ, mã số thuế thì vẫn cần lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Như vậy, theo quy định trên, mọi giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào có giá trị lớn hơn 200.000 đồng đều phải xuất hóa đơn, bất kể khách hàng có lấy hóa đơn hay không.

Ngược lại, nếu giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp không cần lập hóa đơn theo từng lần. Thay vào đó, doanh nghiệp phải lập bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Cuối mỗi ngày, doanh nghiệp cần phải lập một hóa đơn giá trị gia tăng tổng hoặc hóa đơn bán hàng.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Lưu ý: Trường hợp nêu trên, nếu giá trị lần bán hàng hóa, dịch vụ trên 200.000 đồng mà doanh nghiệp không xuất hóa đơn sẽ bị xử phạt theo mức từ 10-20 triệu đồng theo quy định tại Thông tư 176/2016/TT-BTC.

Để viết hóa đơn GTGT trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán cần lưu ý nội dung của một số tiêu thức bắt buộc cần ghi như sau:

  • Thời gian xuất hóa đơn
  • Thông tin người bán: tên, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản
  • Họ và tên người mua hàng: Ghi  “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
  • Hình thức thanh toán
  • Tên hàng hóa, dịch vụ
  • Đơn vị tính
  • Số lượng hàng hóa/dịch vụ
  • Đơn giá
  • Thành tiền
  • Cộng tiền hàng
  • Thuế suất, tiền thuế GTGT
  • Tổng cộng tiền thanh toán
  • Số tiền viết bằng chữ
  • Chữ ký người bán: Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.

Theo Công văn số 820/TCT-DNL ngày 13/3/2017 của Tổng cục thuế hướng dẫn việc lập hóa đơn điện tử có số dòng nhiều hơn một trang. Theo hướng dẫn, doanh nghiệp không được lập hóa đơn điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại lập kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng.

>> Tham khảo: Bảng tính thuế TNCN lũy tiến và hướng dẫn áp dụng.

Trường hợp công ty chuyển đổi hóa đơn điện tử ra bản giấy, nếu phần danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn điện tử thì công ty thực hiện tương tự như trường hợp sử dụng hóa đơn tự in mà việc lập và in hóa đơn được thực hiện trực tiếp từ phần mềm và số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn.

Trong đó, công ty được thể hiện hóa đơn nhiều hơn một trang nếu phần đầu trang sau của hóa đơn:

  • Có cùng số hóa đơn như trang đầu.
  • Cùng tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, người bán như trang đầu.
  • Mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu.
  • Ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – trang X/Y”. X là số thứ tự các trang và Y là tổng số trang của hóa đơn.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*