Hướng dẫn hai cách tính thuế GTGT

Hướng dẫn cách tính thuế GTGT

Cách tính thuế cũng chính là một trong những tiêu chí để phân biệt sự khác nhau giữa phương pháp kê khai thuế GTGT trực tiếp và khấu trừ. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Cách tính thuế GTGT phương pháp trực tiếp

Thuế giá trị gia tăng (VAT – Value-Added Tax), trước đây còn gọi là Thuế trị giá gia tăng là một dạng của thuế thương vụ và là một loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp. Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng xuất khẩu (theo định nghĩa này thì người tiêu dùng ở nước ngoài) thường không phải chịu thuế VAT hoặc cách khác, VAT đối với người xuất khẩu được hoàn lại.

VAT khác với thuế thương vụ ở chỗ là VAT được áp dụng trên mọi lĩnh vực kinh doanh như là một phần của đơn giá của mỗi mặt hàng bán ra phải chịu thuế mà người ta đã thực hiện, nhưng ngược lại, người ta lại được hoàn lại VAT đối với các mặt hàng đã mua của mình, vì thế VAT được áp dụng đối phần giá trị thêm vào (gia tăng) cho sản phẩm tại mỗi công đoạn sản xuất.

>> Tham khảo: Hướng dẫn tính thuế TNCN theo năm.

Căn cứ vào Điều 13, Mục 2, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định đối tượng áp dụng phương pháp khai thuế GTGT trực tiếp được áp dụng với các đối tượng sau:

  • Đơn vị kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý;
  • Các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 01 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khai thuế khấu trừ thuế theo đúng quy định;
  • Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ;
  • Các hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Ngoại trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí;
  • Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Ngoài ra, tại Khoản 4, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng đã quy định thêm về một số trường hợp đặc biệt sẽ áp dụng phương pháp khai thuế trực tiếp.

Khi tính thuế GTGT áp dụng phương pháp trực tiếp, kế toán doanh nghiệp sẽ áp dụng theo công thức sau:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ %.

Trong đó:

  • Doanh thu tính thuế GTGT được xác định là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
  • Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu sẽ được xác định theo 04 mức: 1%, 2%, 3% và 5%, tùy từng hoạt động.

>> Tham khảo: Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính.

2. Cách tính thuế GTGT phương pháp khấu trừ

Tính thuế GTGT thế nào?

Tại Điều 12, Mục 2, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các đối tượng phải áp dụng phương pháp khai thuế khấu trừ bao gồm:

– Các đơn vị kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Cụ thể:

  • Các kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
  • Các kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;
  • Các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí. Trường hợp này sẽ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

– Các đơn vị kinh doanh có doanh thu hàng năm đạt từ 01 tỷ đồng trở lên.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

– Các đơn vị kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Theo đúng quy định tại Khoản 3, Điều 12 của Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Khi tính thuế GTGT áp dụng phương pháp khấu trừ, kế toán doanh nghiệp phải áp dụng theo công thức bên dưới:

Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trong đó:

  • Số thuế GTGT đầu ra sẽ bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn GTGT;
  • Số thuế GTGT đầu vào sẽ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, có bao gồm cả tài sản cố định, được dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.

Chi tiết hơn kế toán doanh nghiệp có thể tham khảo tại Khoản 5, Điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*