
Lĩnh vực bán lẻ là một trong những lĩnh vực khó quản lý thuế do đặc thù kinh doanh. Vì thế, trong thời gian tới, giải pháp hóa đơn điện tử được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan thuế quản lý thị trường tốt hơn đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng cũng như xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả và vận hành bằng cạnh tranh công bằng.
1. Vì sao lĩnh vực bán lẻ khó quản lý thuế
Theo chuyên gia kinh tế thương mại Vũ Vinh Phú, Ở một số nước láng giềng Việt Nam, việc siêu thị bán một cái bút là lập tức thông tin đó “chạy” về cơ quan thuế, còn ở nước ta vẫn thông tin đó đứng yên trong phần mềm bán hàng của siêu thị. Cả ngày bán hàng hóa bao nhiêu cũng chỉ kế toán siêu thị biết. Trong khi các nước quản lý doanh thu bán hàng bằng kỹ thuật, công khai, còn ở Việt Nam có khi bán 5 sản phẩm chỉ nộp thuế 1 sản phẩm.
Thực tế, trong những ngày quan sát thị trường bán lẻ ở vài siêu thị lớn ở thủ đô đủ để chúng tôi nhận thấy, số lượng hàng hóa bán lẻ của các siêu thị là một con số khổng lồ. Những thống kê về tổng mức bán lẻ hàng hóa được công bố gần đây, như tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 là hơn 3,1 triệu tỷ đồng; năm 2016 đạt hơn 3,5 triệu tỷ đồng mới chỉ là con số do các DN siêu thị tự kê khai. “Con số thật của tổng mức bán lẻ hàng hóa này chắc hẳn phải lớn hơn rất nhiều” – chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú khẳng định.
Vị chuyên gia này cũng bày tỏ, thị trường quốc tế được biết đến như một thị trường minh bạch với các khoản thuế công khai từ cách đây khoảng 20 năm. Cụ thể, từ những năm 80, đất nước Nga, đất nước Hàn Quốc đã công khai minh bạch thuế ở thị trường bán lẻ từng đồng một. Theo ông Phú, hầu hết các siêu thị đều có máy tính kết nối về sở thuế, bán được mặt hàng nào là sở thuế nắm được và cộng tiền thuế ngay.
Với kinh nghiệm của một chuyên gia lăn lộn trong lĩnh vực bán lẻ từ thập niên 90 của thế kỷ trước, ông Phú kể lại, nhân viên IT của ông đã từng hỏi ông về việc “giảm doanh số bán hàng lúc cuối ngày” để bớt thu nhập chịu thuế nhưng bị ông từ chối thẳng thừng. Do đó, theo ông, việc kết nối máy tính từ các siêu thị đến các phòng thuế, chi cục thuế là việc cần phải làm ngay để tránh thất thu lượng thuế quá lớn từ các hệ thống bán lẻ này.
>> Tham khảo: Chứng từ điện tử, quy định mới nhất về hóa đơn chứng từ.
2. Giải pháp hóa đơn điện tử áp dụng với lĩnh vực bán lẻ
Theo một chuyên viên tài chính kế toán, việc người tiêu dùng không yêu cầu xuất hóa đơn sẽ dẫn đến 2 hệ lụy: nhà nước bị ăn chặn thuế VAT (do các siêu thị thu hộ và buộc phải nộp về cho nhà nước) và khoản thu thuế từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ bị giảm đáng kể. Vị chuyên viên này cho biết, theo luật, tất cả các hóa đơn bán lẻ mà người tiêu dùng không xuất hóa đơn VAT thì cuối ngày siêu thị cũng sẽ phải xuất VAT để phù hợp với khối lượng mua đầu vào.
Vì “Nếu họ không xuất hóa đơn VAT thì hàng hóa của họ sẽ chất đầy trong kho, không thể tiếp tục nhập hàng hoặc họ sẽ phải nghĩ ra một kế sách nào đấy để tiêu hủy lượng hàng tồn kho do không có hóa đơn VAT bán ra”. Tuy nhiên, bất cấp chính là ở chỗ, do không bị kiểm soát nên hệ thống sổ sách kế toán siêu thị sẽ… làm lại để làm sao lãi ít thôi; để làm sao số lượng tiền nhập vào và số lượng tiền bán ra không chênh lệch nhau nhiều, để công ty không phải nộp thuế TNDN.
Theo quy định,TNDN được tính dựa trên doanh thu bán ra trừ đi các chi phí đầu vào. Nếu doanh thu bán ra gần bằng hoặc lớn hơn không đáng kể so với chi phí đầu vào thì số tiền thuế TNDN sẽ phải đóng không đáng kể. Vấn đề kiểm soát TNDN đã được xem xét đề cập từ khoảng 10 năm nay nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có cách nào để kiểm soát, ngoại trừ trông chờ vào sự công bố của các DN.
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Trước những phân tích này, có thể thấy, trước mắt, muốn kiểm soát được lượng hàng hóa bán ra trong các hệ thống bán lẻ thì cần phải có kết nối phần mềm bán hàng giữa các siêu thị và cục thuế để kiểm soát doanh thu” – ông Phú khẳng định.
Và có vẻ như việc giám sát hệ thống bán lẻ sắp được thực thi khi đại diện Tổng cục Thuế cho biết, theo lộ trình triển khai đề án HĐĐT đã được Bộ Tài chính phê duyệt thì trong thời gian tới sẽ thực hiện kết nối trực tiếp phần mềm bán hàng của các cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế.
3. Khi nào doanh nghiệp buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử
Tại Khoản 3, Điều 59, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ khẳng định sẽ bãi bỏ Khoản 2 và Khoản 4 của Điều 35, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều trên đồng nghĩa rằng, các các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh sẽ không bắt buộc phải chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử trước ngày 01/11/2020 nữa. Thay vào đó, thời hạn cuối cùng chuyển đổi HĐĐT được áp dụng trước ngày 01/07/2022.
Tại Khoản 1, Điều 60 của Nghị định mới này, Chính Phủ cũng quy định từ nay đến ngày 30/6/2022, nếu các đơn vị kinh doanh được cơ quan thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì sẽ tiếp tục dùng hóa đơn đang sử dụng và thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.
Cơ quan thuế sẽ xây dựng dữ liệu hóa đơn của cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi