Hóa đơn điện tử hợp lệ

hóa đơn điện tử hợp lệ

Hóa đơn điện tử hợp lệ là như thế nào? Quy định nào về hóa đơn điện tử hợp lệ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết của quanlytailieu.com.

1. Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ

Hóa đơn điện tử hợp lệ được quy định cụ thể trong Nghị định 119/2018/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2018.

Đây là một trong những quy định về hóa đơn điện tử quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần phải nắm được để có thể triển khai chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi và nhanh chóng nhất.

2. Các yếu tố để đảm bảo tính hợp lệ

Hóa đơn điện tử hợp lệ được xác định bởi 5 yếu tố sau:

2.1. Dạng dữ liệu của hóa đơn

Hóa đơn điện tử phải là hóa đơn được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử theo đúng quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Hóa đơn điện tử ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ một cách trọn vẹn và có nghĩa, hóa đơn điện tử bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Đặc biệt lưu ý hóa đơn giấy được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử.

2.2. Tính toàn vẹn nội dung

Một hóa đơn điện tử được cho là hợp lệ sẽ phải đảm bảo các nguyên tắc về nội dung. Các nguyên tắc này được quy định để đảm bảo hóa đơn điện tử có sự thống nhất chung, dễ dàng trong quản lý và xác định được những hóa đơn điện tử đặc thù.

Căn cứ vào Điều 6, Nghị định 119/2018/NĐ-CP hóa đơn điện tử có các nội dung sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
  • Tổng số tiền thanh toán;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt nội dung hóa đơn điện tử có thể thay đổi, có thêm nội dung khác hoặc thiếu một trong các mục trên, được quy định tại Khoản 4, Điều 3 thông tư 68/2019/TT-BTC.

  • Hóa đơn điện tử có thể có thêm thông tin về biểu trưng hay logo để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán
  • Có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.
  • Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử trên phiếu thể hiện các thông tin liên quan lệnh điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa chỉ kho xuất, địa chỉ kho nhận; phương tiện vận chuyển.

2.3. Tính toàn vẹn thông tin

Tính xác định và toàn vẹn thông tin rất quan trọng đối với một hóa đơn điện tử, nếu thiếu đi tính xác định và toàn vẹn thông tin thì hóa đơn điện tử không còn hợp lệ.

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 3 của Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc xác định:

“Xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất”

Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử đảm bảo tính toàn vẹn từ khi thông tin được tạo ra đến khi ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử (thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử).
  • Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

2.4. Hóa đơn điện tử được lập vào thời điểm hợp lệ

Hóa đơn điện tử hợp lệ theo quy định của Pháp luật là hóa đơn điện tử được lập đảm bảo nguyên tắc về thời điểm lập hóa đơn. Những hóa đơn được lập không đúng thời điểm được coi là hóa đơn điện tử không hợp lệ và trái Pháp pháp luật.

Căn cứ vào Điều 7 Nghị Định 119/2018/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn điện tử hợp lệ là:

  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Nếu trong trường hợp giao hàng thành nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ (thường xảy ra ở ngành xây dựng, thiết kế, thẩm mỹ) thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

2.5. Đảm bảo về định dạng

Một hóa đơn điện tử hợp lệ theo đúng quy định về hóa đơn điện tử phải đảm bảo các tiêu thức về định dạng như sau:

  • Sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “eXtensible Markup Language” được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
  • Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế. 
  • Khi chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đảm bảo: Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps; Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối và sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.

3. Đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử uy tín

Phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice từ Công ty Thaisonsoft
Phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice được cung cấp bởi Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn.

Nhằm giúp quý độc giả có thể nhanh chóng chuyển đổi từ quản lý hóa đơn, chứng từ truyền thống sang sử dụng hóa đơn điện tử, đội ngũ phát triển nội dung của quanlytailieu.com đã tiến hành khảo sát kĩ càng và có thể tự tin giới thiệu đến quý độc giả đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tốt nhất hiện nay. Đó chính là Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn với phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice – hiện đang là phần mềm phổ biến nhất trong khối các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Vậy tại sao lại là Công ty Thái Sơn chứ không phải là bất cứ tên tuổi nào khác trên thị trường? Có 5 lý do cơ bản để chúng tôi đánh giá về đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử, gồm có:

  1. Tính pháp lý của đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo quy định của pháp luật.
  2. Tính năng cơ bản và tính năng nâng cao của phần mềm.
  3. Kinh nghiệm triển khai hóa đơn điện tử cho nhiều doanh nghiệp.
  4. Giao diện có thân thiện và dễ sử dụng không?
  5. Đội ngũ hỗ trợ kĩ thuật chuyên nghiệp.

Và trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chưa thể phân tích sâu hơn về 5 yếu tố trên. Tuy nhiên, Thái Sơn là địa chỉ tuyệt vời để doanh nghiệp của bạn có thể nhận được những tư vấn tốt nhất về lĩnh vực hóa đơn điện tử.

Kết luận

Bài viết của quanlytailieu.com đã gửi đến độc giả những nội dung chính như sau:

  1. Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ.
  2. Các yếu tố để đảm bảo tính hợp lệ.
  3. Đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử uy tín.

Để nhận được tư vấn về hóa đơn điện tử cũng như đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*