Hóa đơn điện tử có gì khác biệt so với các loại hóa đơn khác?

Phân biệt các loại hóa đơn

Hiện nay, bên cạnh các loại hóa đơn truyền thống vẫn đang lưu hành trong nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi sang sử dụng hình thức hóa đơn mới là hóa đơn điện tử. Vậy, hóa đơn điện tử có gì khác so với các loại hóa đơn đang được sử dụng trong nền kinh tế? Bài viết hôm nay của quanlytailieu.com sẽ giúp độc giả trả lời cho câu hỏi đó.

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Theo Thông Tư 32/2011/TT-BTC, hóa đơn điện tử được định nghĩa như sau:

Hóa đơn điện tử được quy định là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đối với việc khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý hóa đơn điện tử sẽ thông qua phương tiện điện tử và đáp ứng các quy định của Bộ Tài Chính.”

Hóa đơn điện tử bao gồm :

  • Hóa đơn xuất khẩu
  • Hóa đơn giá trị gia tăng
  • Hóa đơn bán hàng
  • Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,… hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Với định nghĩa như trên, hóa đơn điện tử là giải pháp thay thế hoàn hảo cho các loại hóa đơn hiện hành trong nền kinh tế.

2. Có mấy loại hóa đơn?

Hiện nay, hóa đơn có thể được phân loại thành 3 loại hóa đơn:

  • Hóa đơn điện tử
  • Hóa đơn tự in
  • Hóa đơn đặt in

2.1. Khái niệm hóa đơn tự in

Hóa đơn tự in được hiểu là hình thức hóa đơn do tổ chức kinh doanh tự in ra trên thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy bán hàng, cung ứng dịch vụ khác.

Khái niệm hóa đơn tưn in.
Khái niệm hóa đơn tưn in.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành thì hóa đơn tự in sẽ được phép tạo bởi các đối tượng sau:

  • Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn kể từ ngày có mã số thuế: Doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh; các doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.
  • Các doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành, có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng, là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

2.2. Khái niệm hóa đơn đặt in

Hóa đơn đặt in được hiểu là hình thức hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp/bán cho các đơn vị kinh doanh hoặc sẽ do các đơn vị kinh doanh tự đặt in theo mẫu để sử dụng, phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Tại Khoản 1, Điều 8, Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các đối tượng được tạo hóa đơn đặt in như sau:

  • Các doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành, có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng, là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in nhằm phục vụ cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế sẽ được tạo hóa đơn đặt in nhằm phục vụ cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Cục Thuế được tạo hóa đơn đặt in để bán hoặc cấp cho các đơn vị kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.

3. Phân biệt hóa đơn điện tử với các loại hóa đơn khác

Nếu hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in được gọi chung là hóa đơn giấy, được tạo lập, lưu trữ trên văn bản dạng giấy thì hóa đơn điện tử lại khác hẳn, nó được tạo lập, sử dụng và lưu trữ hoàn toàn trên các phương tiện điện tử.

Điểm khác biệt thứ hai giữa các loại hình hóa đơn trên chính là thời hạn sử dụng hóa đơn. Theo như Thông tư 68/2019/TT-BTC được ban hành mới nhất bởi Bộ Tài chính thì từ ngày 01/11/2020 các đơn vị kinh doanh phải hoàn thành chuyển đổi sang loại hình hóa đơn điện tử là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in.

Như vậy, từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp chỉ được sử dụng duy nhất một loại hình hóa đơn là: Hóa đơn điện tử.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những khái niệm cơ bản về các loại hóa đơn hiện nay và giải đáp hóa đơn điện tử có gì khác biệt.

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*