Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam gồm những gì?

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Quy định về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cần tuân thủ gồm những gì? Bài viết được tổng hợp bởi đội ngũ nội dung từ quanlytailieu.com, hy vọng sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

>> Tham khảo: Quy định về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

1. Khái niệm chuẩn mực kiểm toán

Kiểm toán là một “kiểm tra độc lập thông tin tài chính của bất kỳ thực thể nào, cho dù có định hướng lợi nhuận hay không, bất kể quy mô hoặc hình thức pháp lý của nó khi kiểm tra như vậy được thực hiện với quan điểm bày tỏ ý kiến trên đó”.

Nó cũng cố gắng đảm bảo sổ sách kế toán được duy trì đúng cách bởi mối quan tâm theo yêu cầu của pháp luật. Kiểm toán đã trở thành một hiện tượng phổ biến như vậy trong khu vực doanh nghiệp và công cộng mà các học giả đã bắt đầu xác định một “Hội kiểm toán”.

Kiểm toán viên nhận thức và nhận ra các đề xuất trước khi họ kiểm tra, thu thập bằng chứng, đánh giá tương tự và đưa ra ý kiến trên cơ sở phán đoán của kiểm toán viên, được đưa vào kết quả báo cáo kiểm toán.

Chuẩn mực kiểm toán là những quy định và hướng dẫn về yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Chuẩn mực kiểm toán là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán của thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kiểm toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế.

Đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.

Ngoài ra, hoạt động kiểm toán độc lập còn tuân theo các nguyên tắc sau:

– Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.

– Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam;

– Độc lập, trung thực, khách quan.

– Bảo mật thông tin.

>> Tham khảo: Căn cứ tính thuế suất thuế nhập khẩu 2024.

2. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Căn cứ Điều 1 và Điều 2 Thông tư 214/2012/TT-BTC, hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập bao gồm:

– Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1- Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1).

– Chuẩn mực số 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

– Chuẩn mực số 210- Hợp đồng kiểm toán.

– Chuẩn mực số 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính.

– Chuẩn mực số 230- Tài liệu, hồ sơ kiểm toán.

– Chuẩn mực số 240- Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Chuẩn mực số 250- Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chính.

– Chuẩn mực số 260- Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán.

– Chuẩn mực số 265- Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.

– Chuẩn mực số 300- Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính.

– Chuẩn mực số 315- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.

– Chuẩn mực số 320- Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán.

– Chuẩn mực số 330- Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá.

– Chuẩn mực số 402- Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài.

>> Tham khảo: Quy định thuế tncn giảm trừ gia cảnh và người phụ thuộc.

– Chuẩn mực số 450- Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán.

– Chuẩn mực số 500- Bằng chứng kiểm toán.

– Chuẩn mực số 501- Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt.

– Chuẩn mực số 505- Thông tin xác nhận từ bên ngoài.

– Chuẩn mực số 510- Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu kỳ.

– Chuẩn mực số 520- Thủ tục phân tích

– Chuẩn mực số 530- Lấy mẫu kiểm toán.

– Chuẩn mực số 540- Kiểm toán các ước tính kế toán (bao gồm ước tính kế toán về giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan).

– Chuẩn mực số 550- Các bên liên quan.

– Chuẩn mực số 560- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.

– Chuẩn mực số 570- Hoạt động liên tục.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xuất hóa đơn chuyển nhượng BĐS.

– Chuẩn mực số 580- Giải trình bằng văn bản.

– Chuẩn mực số 600- Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn (kể cả công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên).

– Chuẩn mực số 610- Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ.

– Chuẩn mực số 620- Sử dụng công việc của chuyên gia.

– Chuẩn mực số 700- Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

– Chuẩn mực số 705- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

– Chuẩn mực số 706- Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

– Chuẩn mực số 710- Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh.

– Chuẩn mực số 720- Các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

– Chuẩn mực số 800- Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích đặc biệt.

– Chuẩn mực số 805- Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính.

– Chuẩn mực số 810- Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*