Doanh nghiệp cần làm gì khi sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích hơn trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Vậy khi thực hiện sáp nhập, doanh nghiệp cần làm gì? Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Quyết toán thuế TNDN

Như đã giải đáp ở trên, hầu hết các DN đều sẽ phải tiến hành quyết toán thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ một số trường hợp ngoại lệ đã được pháp luật quy định.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 78/2014/TT-BTC, các doanh nghiệp tính phải tính doanh thu để có thể tính được thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo đó, doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, gia công, cung cấp dịch vụ (gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội của DN), không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

  • Với các trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu sẽ chưa bao gồm thuế GTGT.
  • Với trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu sẽ bao gồm cả thuế GTGT.

Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ, được khách hàng trả tiền trước nhiều năm thì doanh thu khi tính thuế TNDN sẽ được phân bổ đều cho số năm trả tiền trước, hoặc cũng có thể xác định theo doanh thu trả tiền 1 lần.

Đối với doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thì việc xác định số thuế ưu đãi sẽ căn cứ vào tổng số thuế TNDN phải nộp số năm thu tiền trước chi cho số năm thu tiền trước.

Căn cứ vào Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì các doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu như đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Là khoản chi thực tế phát sinh liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Là khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo đúng quy định pháp luật.

– Là khoản chi có hóa đơn mua hàng, dịch vụ từng lần ở mức 20 triệu đồng trở lên, khi thanh toán bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Hiện nay, có 37 khoản chi không được trừ khi doanh nghiệp xác định thuế TNDN. Điều này đã được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC, và được Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung bởi Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Sử dụng hóa đơn sau sáp nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần làm gì khi sáp nhập doanh nghiệp?

Khi chuyển đổi loại hình DN, các đơn vị kinh doanh bắt buộc phải lưu tâm tới vấn đề sử dụng hóa đơn để đảm bảo tính hợp pháp hóa đơn khi sử dụng.

Trường hợp các DN đã chuyển đổi song còn hóa đơn và muốn tiếp tục sử dụng thì phải tuân thủ quy định dưới đây:

– Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ cũ đã in để tiếp tục sử dụng.

– Gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp thông báo điều chỉnh thông tin tại Thông báo phát hành hóa đơn.

Trường hợp các DN đã chuyển đổi không muốn dùng hóa đơn cũ thì có thể chuyển sang sử dụng hóa đơn mới và tiến hành thủ tục như sau:

– Hủy số hóa đơn cũ chưa sử dụng.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn cho hóa đơn mới.

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nội dung tại Khoản 2 và Khoản 4, Điều 35, Nghị định 119/2018/NĐ-CP sẽ bị bãi bỏ kể từ ngày 1/11/2020:

Điều 35. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
  2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
  1. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”

Như vậy, thời hạn doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai hóa đơn điện tử theo quy định mới nhất tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP là từ ngày 1/7/2022.

3. Thay đổi con dấu

Thay đổi con dấu cũng chính là 1 trong 5 việc quan trọng mà các DN chuyển đổi loại hình sở hữu sẽ phải làm. Bởi, trên con dấu cũ dấu cũ sẽ bao gồm tên công ty và mã số công ty cũ nên khi chuyển đổi loại hình DN mới thì con dấu pháp nhân của DN cũng bắt buộc phải thay đổi.Bên cạnh đó, sau khi tạo con dấu mới, DN bắt buộc phải thực hiện thông báo với phòng Đăng ký kinh doanh, nơi công ty đặt trụ sở trước khi sử dụng.

>> Tham khảo: Vì sao doanh nghiệp được khuyến khích sớm sử dụng hóa đơn điện tử?

4. Thay đổi thông tin các tài sản đăng ký sở hữu bởi DN

Các DN khi đổi loại hình sở hữu sẽ dẫn đến việc thay đổi tên DN. Do đó, các tài sản của DN cũng phải đăng ký sở hữu lại theo tên DN mới chuyển đổi. Cụ thể:

– Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay các tài sản khác có gắn liền với đất.

5. Thông báo việc thay đổi với các cơ quan có liên quan

Cuối cùng, một việc làm quan trọng nữa mà các DN chuyển đổi loại hình sở hữu không thể không tiến hành đó là gửi thông báo thay đổi này đến các cơ quan có liên quan.

Thông thường, các cơ quan có liên quan sẽ bao gồm: Cơ quan thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng hay các cơ quan quản lý chuyên ngành,…

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*