Chữ ký số là gì? Tổng hợp những quy định về chữ ký số

Chữ ký số từ công ty Thái Sơn

Chữ ký số ngày nay đang ngày càng phổ biến trong các giao dịch điện tử của doanh nghiệp. Bài viết từ quanlytailieu.com sẽ gửi đến độc giả những khái niệm về chữ ký điện tử và tổng hợp những quy định về chữ ký số trên hóa đơn điện tử.

1. Chữ ký số là gì?

Chữ ký số chính là một dạng chữ ký điện tử, được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được:

  • Thứ nhất là việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa.
  • Thứ hai là sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Việc tạo hay sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Điều này đã được quy định tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Chữ ký điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến
Chữ ký điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến.

2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP, tại Điều 8 có quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, chữ ký số. Cụ thể:

Thứ nhất, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó là được ký bằng chữ ký số có đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.

Thứ hai, với trường hợp văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì thông điệp dữ liệu sử dụng phải được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và có đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.

Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

3. Quy định về tạo chữ ký điện tử an toàn

Quy định về chữ ký số
Quy định về chữ ký số.

Theo Điều 9 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP để đảm bảo điều kiện an toàn cho chữ ký điện tử, các tổ chức, doanh nghiệp khi tạo chữ ký điện tử (chữ ký số) cần phải tuân thủ các điều kiện sau:

– Chữ ký số, chữ ký điện tử được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

– Chữ ký số, chữ ký điện tử được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.

– Đảm bảo khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

4. Quy định về sử dụng chữ ký số

Tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP, Chính Phủ có quy định về sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, cụ thể:

  • Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
  • Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.

Như vậy, ngoài việc đáp ứng các quy định về chữ ký trên hóa đơn theo yêu cầu về nội dung hóa đơn, chữ ký điện tử còn phải đáp ứng các quy định về tạo chữ ký điện tử sao cho đảm bảo tính an toàn và hợp pháp khi sử dụng.

5. Cách sử dụng chữ ký số

Trong môi trường công nghệ số kết hợp với internet, chữ ký số được sử dụng để xác nhận nội dung văn bản từ mẫu chữ ký viết tay. Với các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử sẽ mã hóa chữ ký viết tay để trở thành một chữ ký điện tử với độ bảo mật cao.

Chữ ký số hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan, giao dịch trong các lĩnh vực bảo hiểm và ký điện tử vào hóa đơn điện tử.

Hiện nay, thiết bị thể hiện chữ ký số chính là USB Token. Đây là thiết bị phần cứng dùng để tạo ra cặp khóa như đã nói ở trên gồm: Public Key và Private key cũng như lưu trữ thông tin của khách hàng.

Ngoài ra, chữ ký điện tử còn giúp xác thực hóa đơn điện tử của đơn vị phát hành. Bằng cách ký xác nhận cho 1 hóa đơn đã lập xong hoặc ký cùng lúc nhiều hóa đơn đều được.

Kết luận

Để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*