Cách kê khai quyết toán thuế cho doanh nghiệp quá thời hạn 5 năm

Quá thời hạn năm năm chưa quyết toán thuế thì xử lý thế nào

Quyết toán thuế là nghiệp vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ về thuế theo quy định. Trong trường hợp doanh nghiệp quá năm năm chưa quyết toán thuế, việc tự thực hiện kê khai quyết toán thuế cho các năm nộp chậm sẽ được tiến hành như sau:

1. Làm hồ sơ quyết toán gửi tới cơ quan thuế trực thuộc

Khi đã vi phạm quá 5 năm nhưng chưa thực hiện quyết toán thuế, các doanh nghiệp cần sớm kê khai và hoàn tất hồ sơ quyết toán thuế để gửi tới cơ quan thuế trực thuộc.

Trong quá trình làm kê khai, các doanh nghiệp cũng cần phải xem xét các lỗi sai sót (nếu có) của doanh nghiệp mình thuộc mức độ nào để có cách xử lý cho phù hợp:

  • Trường hợp chỉ là những lỗi sai sót không trọng yếu, các doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh cho đúng ở năm kế toán hiện tại.
  • Trường hợp là lỗi sai sót trọng yếu dẫn tới sai số thuế phải nộp, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng điều chỉnh lại hoàn toàn trong cả báo cáo tài chính lẫn sổ sách kế toán.

Để thủ tục quyết toán thuế được hoàn tất, ngoài tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN và phụ lục  03-1A/TNDN đã lập ở trên, bạn và doanh nghiệp còn phải chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu sau:

  • Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính tính đến thời điểm có quyết định về việc chia cắt, hợp nhất, sáp nhập hay chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chấm dứt hoặc giải thể.
  • Mẫu số 03-1B/TNDN (ngân hàng, tín dụng)
  • Mẫu số 03-1C/TNDN (công ty chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán)

Cuối cùng, khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả hồ sơ, bạn và doanh nghiệp chỉ cần tổng hợp lại thành một bộ hoàn chỉnh và gửi tới cơ quan thuế trực thuộc, hoặc gửi online ngay trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế.

>> Tham khảo: Biên bản điều chỉnh giảm giá trị hóa đơn.

2. Làm lại sổ sách kế toán và báo cáo tài chính nếu cần

Làm lại sổ sách khi quyết toán thuế quá năm năm

Với những lỗi sai trọng yếu dẫn tới sai số thuế phải nộp, các doanh nghiệp sẽ tiến hành làm lại báo cáo tài chính và sổ sách kế toán như sau:

  • Điều chỉnh lại chi phí trong sổ sách kế toán đúng theo thực tế.
  • Lập bản giải trình để kê khai bổ sung, điều chỉnh những năm quyết toán có phát hiện sai sót theo mẫu 01/KHBS, đồng thời nộp bổ sung thêm thuế và tiền phạt nộp chậm theo đúng quy định hiện hành.
  • Làm lại báo cáo tài chính và chuẩn bị sẵn văn bản giải trình khi cơ quan thuế có yêu cầu kiểm tra.

Ngoài ra, mọi doanh nghiệp đều có quyền nộp thêm tờ khai thuế bất kỳ để thay thế hay bổ sung cho tờ khai đã nộp trước đó, trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế.

Chi tiết hơn về quy định nộp và kê khai thuế bổ sung, bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo tại Khoản 5, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Nếu quan tâm tới quy định về kiểm tra kế toán, bạn và doanh nghiệp cũng có thể tham khảo Điều 35, Luật kế toán số 03/2003/QH11.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3. Mức phạt khi quyết toán thuế muộn năm năm

Căn cứ vào Điều 9 của Thông tư số 166/2013/TT-BTC, mức xử phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với các hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 1 – 5 ngày nếu có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền 700.000 đồng với các hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 1 – 10 ngày. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng.

– Phạt tiền 1.400.000 đồng với các hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 10 – 20 ngày. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

– Phạt tiền 2.100.000 đồng với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 – 30 ngày. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng.

– Phạt tiền 2.800.000 đồng với các hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 – 40 ngày. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng.

– Phạt tiền 3.500.000 đồng đối với các hành vi quy định tại Khoản 6, Điều 9, Thông tư số 166/2013/TT-BTC. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng.

>> Tham khảo: Hướng dẫn tính thuế TNDN từ chuyển nhượng chứng khoán.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*