Các bước tự khai quyết thuế thu nhập doanh nghiệp

Tự khai quyết toán thuế TNDN thế nào?

Bài viết hướng dẫn các bước đơn giản và nhanh chóng để doanh nghiệp tự khai quyết toán thuế TNDN. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung hữu ích đối với quý độc giả.

1. Khái niệm thuế TNDN

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) quy định thu nhập chịu thuế như sau

– Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.

>> Tham khảo: Cách tính thuế TNCN người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

– Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Như vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế mà nhà nước trực tiếp thu vào ngân sách của nhà nước tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp (tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ).

Quyết toán thuế là một trong những việc làm bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh nhằm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong một khoảng thời gian cụ thể.

Căn cứ vào quy định hiện hành thì chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về thời gian các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh phải thực hiện việc quyết toán thuế.

Do đó, các đơn vị kinh doanh có thể quyết toán thuế theo 1 năm, 2 năm, 3 năm hay 5 năm tùy muốn.

Bởi thế, không ít đơn vị kinh doanh đang lựa chọn phương án cứ 5 năm sẽ quyết toán thuế một lần. Điều này là không hề sai và hoàn toàn hợp pháp.

Tuy nhiên nếu để quá 5 năm mới quyết toán thuế, các doanh nghiệp kinh doanh sẽ chịu xử phạt, đồng thời vẫn phải tự quyết toán thuế từng năm chưa thực hiện kê khai.

>> Tham khảo: Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy.

2. Các bước tự khai quyết toán thuế TNDN

Tự khai quyết toán thuế TNDN

Để thực hiện tự kê khai quyết toán thuế, doanh nghiệp có thể làm theo hai bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ quyết toán thuế tới cơ quan thuế

Khi đã vi phạm quyết toán thuế quá 5 năm, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm đó là phải hoàn tất hồ sơ quyết toán thuế để gửi tới cơ quan thuế.

Song song với đó, các doanh nghiệp cần phải xem xét các lỗi sai sót mà mình gặp phải thuộc mức độ nào:

  • Trường hợp là lỗi sai sót không trọng yếu, doanh nghiệp chỉ cần điều chỉnh ở năm kế toán hiện tại.
  • Trường hợp là các lỗi sai sót trọng yếu, có ảnh hưởng tới số thuế phải nộp thì doanh nghiệp phải tiến hành làm lại hoàn toàn báo cáo tài chính và sổ sách kế toán.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Bước 2: Làm lại sổ sách kế toán và báo cáo tài chính nếu cần

Chỉ những doanh nghiệp mắc lỗi sai sót trọng yếu khi quyết toán thuế thì mới cần phải làm lại sổ sách kế toán và báo cáo tài chính. Chi tiết như sau:

  • Doanh nghiệp phải làm lại sổ sách kế toán và điều chỉnh lại chi phí đúng thực tế.
  • Doanh nghiệp phải làm bản giải trình khai bổ sung và điều chỉnh theo mẫu 01/KHBS để điều chỉnh những năm quyết toán có phát hiện sai sót và nộp bổ sung thêm thuế và tiền phạt nộp chậm theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
  • Doanh nghiệp tiến hành làm lại báo cáo tài chính và chuẩn bị văn bản giải trình khi cơ quan thuế yêu cầu kiểm tra.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có quyền nộp bổ sung tờ khai thuế bất kỳ để thay thế, bổ sung tờ khai trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế.

Chi tiết hơn về quy định nộp và kê khai thuế bổ sung, doanh nghiệp có thể tham khảo tại Khoản 5, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Ngoài ra, nếu quan tâm tới quy định về kiểm tra kế toán, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo Điều 35, Luật kế toán số 03/2003/QH11.

>> Tham khảo: Các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế TNCN cập nhật 2024.

Kết luận

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*