Vừa qua, đội ngũ nội dung từ quanlytailieu đã nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến biên bản điều chỉnh giảm giá trị hóa đơn. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ giải đáp được những thắc mắc từ quý độc giả.
1. Biên bản điều chỉnh giảm giá trị hóa đơn và một số khái niệm cơ bản
Biên bản điều chỉnh là một trong những chứng từ kế toán doanh nghiệp sẽ cần tới khi phát hiện hóa đơn đã lập xảy ra sai sót.
Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận. Hóa đơn có thể được phần loại gồm: hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in và hóa đơn đặt in. Trong đó, hóa đơn điện tử sẽ được áp dụng bắt buộc.
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nội dung tại Khoản 2 và Khoản 4, Điều 35, Nghị định 119/2018/NĐ-CP sẽ bị bãi bỏ kể từ ngày 1/11/2020:
Điều 35. Hiệu lực thi hành
- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
- Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
- Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.”
Như vậy, thời hạn doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai hóa đơn điện tử theo quy định mới nhất tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP là từ ngày 1/7/2022.
>> Tham khảo: Nguyên tắc lập hóa đơn bán hàng.
2. Quy định về lập biên bản điều chỉnh
Tại Khoản 3, Điều 20, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện ra sai sót thì người bán và người mua cần xử lý như sau:
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản có ghi rõ sai sót.
- Lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và phải ghi rõ sau sót mắc phải như: Điều chỉnh tăng/giảm số lựa hàng hóa, giá bán, thuế GTGT; tiền thuế GTGT; ký hiệu hóa đơn; địa chỉ hóa đơn,…
- Sau khi đã lập biên bản điều chỉnh hóa đơn và hóa đơn điều chỉnh, cả 2 bên mua và bán cần phải thực hiện kê khai điều chỉnh theo đúng pháp luật.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì các đơn vị kinh doanh cần lập biên bản điều chỉnh giảm giá trị hóa đơn khi hóa đơn đã lập, đã giao cho người mua, hàng hóa/dịch vụ đã được giao đi, người bán và người mua cũng đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện sai sót, giá trị hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn cao hơn so với giá trị thực tế.
Đối với trường hợp sai sót này, sau khi đã lập biên bản điều chỉnh giảm có ghi rõ sai sót, người mua cũng cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị của hàng hóa, dịch vụ theo đúng thực tế giao dịch. Đồng thời, căn cứ vào biên bản điều chỉnh đã lập, hai bên bán và mua phải tiến hành kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào, các hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.
3. Mẫu biên bản điều chỉnh giảm giá trị hóa đơn
Căn cứ vào Công văn 3430/TCT-KK, khi kê khai, điều chỉnh giảm thì các đơn vị kinh doanh phải áp dụng các mẫu sau:
- Đối với bên bán, cần thực hiện cách viết hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa theo Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.
- Với bên mua, cần thực hiện kê khai điều chỉnh giảm theo Bảng kê mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.
Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, biên bản điều chỉnh giảm giá trị của hóa đơn phải tuân thủ các yêu cầu nội dung như sau:
– Ngày trên biên bản điều chỉnh giảm và ngày trên hóa đơn điều chỉnh giảm phải trùng khớp với nhau.
– Nội dung của biên bản điều chỉnh giảm phải thể hiện rõ: Điều chỉnh hóa đơn số… ngày/tháng/năm… ký hiệu…; xuất hóa đơn điều chỉnh số… ngày/tháng/năm… ký hiệu …; nội dung điều chỉnh giảm.
>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế TNDN.
– Biên bản điều chỉnh giảm được lập phải có ghi rõ sai sót và chữ ký của hai bên bán và mua. Trường hợp hai bên sử dụng hóa đơn điện tử, có chữ ký điện tử thì biên bản thỏa thuận được lập dạng điện tử, có ký điện tử của bên bán và bên mua, phải được lưu trữ ở dạng dữ liệu điện tử.
Kết luận
Để được tư vấn triển khai phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi