Mức phạt hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm theo NĐ 125

Mức phạt về xuất hóa đơn sai thời điểm

Từ ngày 5/15/2020, hành vi xuất hóa đơn điện tử không đúng thời điểm sẽ bị xử phạt theo quy định của Điều 24, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP. Tùy vào mức độ của hành vi vi phạm, các đơn vị kinh doanh khi xuất hóa đơn sai thời điểm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

1. Phạt cảnh cáo khi xuất hóa đơn không đúng thời điểm

Mức phạt cảnh cáo được áp dụng với trường hợp lập hóa đơn điện tử không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.

Mức phạt cảnh cáo này cũng được áp dụng với trường hợp lập sai loại hóa đơn, đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế. Theo đó, khi phát hiện lỗi sai này, bên bán và bên mua cần phải lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

Hoá đơn là chứng từ thương mại thể hiện quan hệ mua bán, trao đổi giữa các chủ thể trong một nền kinh tế. Ban đầu hoá đơn chỉ có ý nghĩa giữa hai bên đối tác: người bán và người mua, có giá trị làm bằng chứng chứng nhận cho việc chuyển nhượng hàng hoá giữa hai bên.

>> Tham khảo: Quy định ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử theo Thông tư 78.

Khi lập hóa đơn phải có các nội dung sau:

– Tên loại hóa đơn;

– Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn;

– Tên liên hóa đơn;

– Số thứ tự hóa đơn;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;

– Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ;

– Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn;

– Tên tổ chức nhận in hóa đơn.

>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng

Quy định xuất hóa đơn theo Nghị định 125

Mức phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi lập/ xuất hóa đơn điện tử không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định ở mục 2.1.

Theo Khoản 1e, Điều 3, Thông tư 68 quy định về thời điểm lập và ký số như sau:

“Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”

Nói cách khác, hóa đơn điện tử hợp lệ bắt buộc phải có ngày lập và ngày ký số trùng nhau.

Theo Khoản 3, Điều 59, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ quy định sẽ bãi bỏ Khoản 2, Điều 35, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP kể từ ngày 01/11/2020.

Điều này đồng nghĩa rằng: Chính Phủ sẽ chính thức bãi bỏ quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải chuyển đổi HĐĐT chậm nhất vào ngày 01/11/2020. Cùng với đó, thời hạn cuối cùng các DN bắt buộc phải áp dụng HĐĐT sẽ được thay đổi sang ngày 01/07/2022.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng

Mức phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng được áp dụng đối với trường hợp:

+ Lập hóa đơn điện tử không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp 2.1 và 2.2.

+ Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc lập trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế.

+ Lập hóa hóa đơn điện tử bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian DN tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh.

+ Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Quy định về khấu trừ khi doanh nghiệp mất hóa đơn.

Ngoài ra, các mức phạt trên, tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, Chính phủ còn quy định phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng đối với các hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho bên mua theo quy định. Tuy nhiên, không áp dụng mức phạt này với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, các trường hợp vi phạm tại Điểm d, Khoản 4 và khoản 5 trong Điều 24 này, bên bán buộc phải lập hóa đơn khi bên mua có yêu cầu.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*