Doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn khi nào?

Quy định về cưỡng chế hóa đơn

Doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn khi nào? Hy vọng rằng, bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Các trường hợp bị cưỡng chế hóa đơn

Để biết những trường hợp nào doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế hóa đơn, bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo Thông tư số 215/2013/TT-BTC.

Theo đó, tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định những trường hợp sẽ bị áp dụng cưỡng chế hóa đơn gồm:

  • Trường hợp nợ tiền thuế, chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày – kể từ ngày hết hạn nộp thuế, hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

  • Trường hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế và có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
  • Trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày – kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
  • Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày nhưng người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).

Ngoài ra, bạn và doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm một số trường hợp vi phạm cũng có thể bị cưỡng chế hóa đơn tại các Khoản 2, 3, 4 của Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC.

Lưu ý rằng, đối với trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo nhưng xét thấy biện pháp ban hành trước đó có đủ điều kiện để thực hiện thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thực hiện biện pháp cưỡng chế cũ nhằm đảm bảo thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.

  • Đối với thời điểm lập hóa đơn bán hàng hóa thì phải là ngày chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua. Không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.
  • Đối với thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ thì phải là ngày hoàn tất việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước thì ngày lập hóa đơn phải là ngày thu tiền trước đó.

Lưu ý rằng, riêng với trường hợp kinh doanh dịch vụ thì hóa đơn GTGT được bỏ qua tiêu thức “đơn vị tính”.

Một số trường hợp bán hàng, cung ứng dịch vụ khác, đã được quy định riêng thì kế toán chỉ việc căn cứ vào quy định của Thông tư số 68/2019/TT-BTC về thời điểm lập hóa đơn.

>> Tham khảo: Quy định đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế.

2. Một số quy định cưỡng chế hóa đơn

Quy định về hóa đơn điện tử

Theo Điều 5, Thông tư 68/2019/TT-BTC, định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu và chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ cho truyền nhận, lưu trữ, hiển thị hóa đơn điện tử. Cụ thể, định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (eXtensible Markup Language), được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin.

Thông thường, khi thực hiện tải hóa đơn điện tử, file tải về sẽ lưu ở 2 định dạng: PDF và XML. Trong đó, file XML chứa đầy đủ dữ liệu hóa đơn, có giá trị pháp lý khi chưa bị sửa đổi. Ngược lại, file PDF chỉ thể hiện nội dung kinh tế và nghiệp vụ, tương đương với một tờ hóa đơn thông thường, không có giá trị pháp lý.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Cưỡng chế hóa đơn chính là một trong những biện pháp sẽ được Tổng cục Thuế áp dụng với tổ chức, doanh nghiệp nhằm xử lý trình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi. Điều này đã được Quốc Hội quy định rất rõ trong Luật Quản lý thuế.

Trong Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Bộ tài chính đã quy định rõ các biện pháp cưỡng chế thuế với tình các trường hợp nợ thuế, trong đó có cả cưỡng chế về hóa đơn.

Cụ thể, tại Điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC đã quy định các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

  • Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
  • Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tức là sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn.
  • Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
  • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

>> Tham khảo: Hệ thống trung tâm điều hành triển khai hóa đơn điện tử.

Theo quy định, trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn nếu doanh nghiệp vẫn cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế, chẳng hạn như vẫn phát sinh giao dịch mua bán có xuất hóa đơn, thì các hóa đơn này được quy là hóa đơn bất hợp pháp.

Kết luận

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel: 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*